TRẠCH NHÀ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
I - Khái niệm trạch trong Phong Thủy Lạc Việt
"Trạch" là một danh từ thuần Việt, nó xuất phát từ danh từ chỉ con "trạch" là một động vật lưỡng thê cùng loài với "lươn" trong ngôn ngữ Việt. Con trạch gần giống con lươn nhưng có vây trên lưng và bụng, sống trong bùn, sình lầy. Tất nhiên, đã là một sinh vật thì phải có đầu và có đuôi. Từ "trạch" trong ngôn ngữ dân gian Việt ngoài dùng trong Phong Thủy còn để chỉ bờ đất đắp thêm trên mặt đê, trên mặt bờ mương, khi cần tăng cường độ cao chống lũ hoặc ngăn nước. Bờ đất này, ông cha ta gọi là "đắp con trạch". Khái niệm con trạch trên đê và bờ mương là dùng hình tượng của con trạch sinh vật trong tự nhiên theo ngôn ngữ Việt. Con trạch trên mặt đê và mương tuy không có đầu, đuôi, nhưng nó định hướng theo thế đất uốn lượn của bờ mương hoặc đê. Trong phong thủy, không phải chỉ có từ "trạch" có gốc Việt mà còn nhiều thuật ngữ khác có gốc Việt cổ. Thí dụ như khi nói về thế đất dựng nhà có câu "Tiền cái, hậu đê". Tức là : Mặt trước rộng rãi (Cái), mặt sau cao. Từ "cái" là từ thuần Việt chỉ sự bắt đầu, tính bao trùm, như "Bố Cái đại vương", nhà "cái", cầm "cái" (Trong cờ bạc). Từ "cái" trong ngôn ngữ Việt cận - hiện đại còn chỉ người nữ. Hiện vẫn có địa phương và vùng nông thôn Bắc Việt đang dùng . Như - thay vì gọi cô Thoa - người ta có thể gọi: "Cái Thoa". Tương tự như vậy, từ "trạch" là dấu tích ngôn ngữ Việt cổ trong Phong thủy bị Hán hóa.
Như vậy, chúng ta thấy rằng khái niệm "trạch" liên quan đến thế đất sở hữu trong phong thủy để định hướng cho thế đất đó. Tương tự khái niệm "con trạch" trong việc trị thủy của nền nông nghiệp Việt cổ. Vậy trạch nhà là gì?
Căn cứ theo ngôn ngữ Việt về khái niệm trạch đã dẫn chứng ở trên - thì - Trạch nhà chính là đường biểu kiến nối trước và sau nhà. Con trạch thì phải có đầu có đuôi. Phía trước nhà (Được định vị bởi ranh phái trước có vị trí tọa của cửa chính , nhưng không phải hướng cửa chính) chính là đầu trạch, sau nhà chính là đuôi con trạch theo khái niệm chỉ "con trạch" của ông cha ta để lại. Chính vì sách Hán không thể chỉ rõ điều này (Do khác biệt về âm ngữ giữa tiếng Việt và Hán trong quá trình Hán hóa nền văn minh Việt), nên mới có sự mâu thuẫn nghiêm trong ngay từ khái niệm cơ bản trong Phong Thủy.
* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại - nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:
Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt được định nghĩa chính thức là: Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.
II - Minh họa trạch nhà trong một số thế đất.* Có người cho rằng hướng trạch là sơn nhà là hoàn toàn sai, nhưng có vẻ đúng, chính vì nó là một điểm nối của trạch.
* Có người không dùng khái niệm "trạch nhà ", mà họ lại gọi là "long mạch". Đấy là một sai lầm rất căn bản trong khái niệm phong thủy dương trạch (Kiến trúc thiết kế nhà cửa).
* Có người cho rằng: Hướng cửa là hướng trạch. Cũng sai luôn vì hướng trạch và hướng cửa hoàn toàn khác nhau; nhưng có vẻ đúng vì thường hướng cửa trùng với hướng trạch (Trong xây dựng hiện đại - nhà phố hình chữ nhật....). Khi hướng trạch xấu, người ta có thể xoay hướng cửa. Chúng ta giả thiết rằng:
Có một thế đất hình tròn, cửa có thể mở mọi hướng. Trạch nhà này như thế nào? - Lúc này ta lấy hướng cửa làm hướng trạch. Chính bởi vậy, cũng nhiều người lầm hướng cửa là hướng trạch là vì vậy. Trong trường hợp này, gọi là trạch cuộn (Cuốn tròn). Bởi vậy, khái niệm trạch nhà trong Phong Thủy Lạc Việt được định nghĩa chính thức là: Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và ranh sau nhà, đi qua tâm nhà gọi là trạch nhà. Hướng trạch được xác định tùy theo thế đất của căn nhà liên quan đến hướng cửa chính và không phải hướng cửa chính. Nhưng có thể trùng với hướng cửa chính.
Thực chất trạch nhà là một khái niệm tuy cụ thể theo định nghĩa, nhưng để xác định trạch nhà trên thực tế thì lại rất trừu tượng. Chúng ta phải dùng tư duy trừu tượng để ý niệm về trạch nhà - theo sát định nghĩa về trạch nói trên - trong những trường hợp cụ thể phức tạp.
Những hình minh họa sau đây cho anh chị em một khái niệm về trạch nhà
Với những thế đất có trục dối xứng như hình vuông, chữ nhật, thang cân, tam giác cân...như minh họa ở trên thì việc xác địng trạch nhà rất dễ dàng.
Nhưng với những trạch nhà dạng đặc biệt do hình dạng bất thường của thế đất làm tâm nhà nằm ở vị trí không ở trục đối xứng căn nhà thì sự xác định trạch nhà theo định nghĩa trên phải cần chúng ta một tư duy trừu tượng để xác định theo cảm quan. Anh chị em quán xét những hình dưới đây để có một ý niệm về việc xác định trạch.
* Thế đất hình L cho thấy tâm nhà lệch vào trong và Trạch nhà là đường biểu kiến đi qua điểm giữa ranh phía trước - qua tâm tới điểm giữa ranh phía sau.
* Thế đất hình tròn trạch nhà có hình giống cái avata của tôi. Nhưng thực ra cũng chỉ là vẽ minh họa, trạch nhà của thế đất hình tròn có thể nói chính là toàn bộ hình tròn này - do các vòng đi của trạch sát nhau. Chứ không rộng và một chiều từ tâm như hình minh họa trên (Ngày mai tôi sẽ bổ sung hình vẽ minh họa này).
* Hình dưới đây là một thế đất có hai mảnh sở hữu qua khoảng cách đường đi công cộng.
Qua hình minh họa trên thì trạch - hướng nhà và hướng cửa không phải lúc nào cũng trùng nhau. Mặc dù đa phần là chúng trùng nhau. Sách Hán do không tiếp thu một cách hoàn chỉnh nền văn minh Việt, nên đôi khi gặp những trường hợp đặc biệt đã không thể giải thích được bản chất của trạch nhà.
Sở dĩ phần lớn sự không hiểu biết về bản chất trạch nhà - không ảnh hưởng lắm đến việc thiết kế Phong thủy vì chính tính phổ biến là trạch nhà và hướng cửa - sơn tọa trùng nhau. Hơn nữa, trong phong thủy phần lớn là thiết kế, ít khi dùng trấn trạch. Những hiện tượng phổ biến phải trấn yểm, phần lớn cũng do thiết kế lại, đặt các phương tiện hóa giải làm thay đổi tính tương tác của cấu hình nhà cho có lợi đến gia chủ. Bởi vậy, việc trấn trạch gần như thất truyền.
Tuy nhiên, việc nắm bắt được khái niệm trạch và tìm trạch trong các thế đất đặc biệt rất quan trong trong việc trấn trạch, mang lại bình yên cho gia chủ .
Sở dĩ phần lớn sự không hiểu biết về bản chất trạch nhà - không ảnh hưởng lắm đến việc thiết kế Phong thủy vì chính tính phổ biến là trạch nhà và hướng cửa - sơn tọa trùng nhau. Hơn nữa, trong phong thủy phần lớn là thiết kế, ít khi dùng trấn trạch. Những hiện tượng phổ biến phải trấn yểm, phần lớn cũng do thiết kế lại, đặt các phương tiện hóa giải làm thay đổi tính tương tác của cấu hình nhà cho có lợi đến gia chủ. Bởi vậy, việc trấn trạch gần như thất truyền.
Tuy nhiên, việc nắm bắt được khái niệm trạch và tìm trạch trong các thế đất đặc biệt rất quan trong trong việc trấn trạch, mang lại bình yên cho gia chủ .
............................................................................................
BÀI GIẢNG BỔ SUNG
VỀ SƠN - TRẠCH - TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
VỀ SƠN - TRẠCH - TỌA TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Anh chị em thân mến.
Khái niệm Sơn - Trạch - Tọa là một đặc trưng và là sự thể hiện tính ưu việt nhất quán của Phong Thủy Lạc Việt. Những sách cổ chữ Hán không hề có định nghĩa về vấn đề này, Cho đến tận ngày nay, những phong thủy gia hàng đầu vẫn lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt - mặc dù ở những trường hợp phổ biến như nhà hình vuông, chữ nhật...thì họ không gặp trở ngại gì. Chính bởi đặc thù này, nên tôi thấy cần có trách nhiệm trình bày kỹ hơn với hình minh họa cụ thể trường hợp đặc thù này. Nắm vững được điều này, anh chị em mới có thể ứng dụng các phương pháp thể hiện các yếu tố tương tác khác, như: Trấn trạch thì cần biết con trạch nhà nằm ở đâu và trạch nhà có bị đứt hay không. Phải biết sơn ở đâu để biết phi tinh Huyền Không sao nào đáo Sơn (Học sau). Phải biết tọa thế nào để biết tọa và hướng có đồng nhất khí hay không. ...vv..
Với những ngôi gia có hình kỷ hà cân đối như chữ nhật, vuông...thì sơn trạch tọa trùng nhau, chúng ta sẽ khó có khái niệm cụ thể. Bởi vậy, tôi đưa lên đây trường hợp một ngôi gia có hình thể đặc biệt và dẫn giải chu đáo để anh chị em quán xét.
Trên cơ sở hình thể căn nhà theo hình dưới đây anh chị em sẽ quán xét lại toàn bộ định nghĩa và khái niệm về Sơn - Trạch - Tọa trong Phong thủy Lạc Việt.
Giả thiết rằng: Tâm nhà trong đồ hình dưới đây được xác định đúng.1 - Tọa:
* Đường thẳng song song với hướng đi qua tâm nhà , cắt đường ranh nào phía sau nhà thì đường vuông góc với đường ranh đó chính là phương tọa của nhà.
Trên cơ sở này, chúng ta có đường thẳng hiển thị màu xanh Xq là đường song song với hướng và đi qua tâm nhà. Đường thẳngXq này cắt một đường ranh nào thì xác định định đó là ranh sau nhà (Đối xung với hướng qua tâm), Cụ thể ở hình này thì đó là cạnh CD. Cạnh CD là cạnh đối xung với hướng qua tâm vì vậy được xác định là cạnh sau nhà. Điểm cắt tại q.Từ q ta kẻ một đướng vuông góc qt với canh CD. Đường vuông góc này xác định ranh CD tọa Tốn (Hình song song t tình từ tâm đi qua sơn Tốn. Bởi vậy xác đinh CD tọa Tốn.
Xem hình vẽ dưới đây:
2 - Sơn:
Bây giờ cũng trên cơ sở hình này, chúng ta tìm sơn của chúng. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa của Phong thủy Lạc Việt về Sơn:
* Đường thẳng nối điểm giữa của ranh phía trước - được xác định bởi vị trí cổng chính - Đi qua tâm nhà xác định ranh phía sau chính là sơn nhà.
Trên cở sở này, ta có điểm m là điểm giữa của ranh trước CF, nối qua tâm 0 cắt một ranh bất kỳ nào đó - cụ thể trường hợp này vẫn là CD tại điểm n. Điềm n này xác định sơn của tòa nhà. Cụ thể sơn này nằm vị trí kiêm Ngọ/ Đinh.
Xem hình dưới đây:
3 - Trạch.
Bây giờ chúng ta tiếp tục quán xét trạch của đồ hình cụ thể này. Chúng ta cũng xem lại định nghĩa về trach - theo Phong thủy Lạc Việt. Phong thủy Lạc Việt định nghĩa trạch nhà như sau:
* Đường biểu kiến nối điểm giữa ranh trước và sau nhà đi qua tâm chính là trạch nhà.
Ranh sau của hình cụ thể này được xác định là CD. Điểm giữa là n. Ranh trước là AF với điểm giữa là m. Ta có trạnh biểu kiến là đường cong đi qua ba điểm m0n và đó là trạch nhà.4 - Bàn về Sơn - Hướng - Tọa.
Anh chị em thân mến,
Nhà mà Sơn - Hướng - Tọa đồng đẳng trên một đường thẳng, cũng ví như người ngồi trên chiếc ghế ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mặt nhìn thẳng ra phía trước. Nhà sơn một đằng, tọa một nẻo, hướng lêch một phía như hình minh họa trên, cũng ví như người ngồi trên ghế ngả nghiêng. Tựa chỗ này, nhưng lưng quay phía khác; hướng chỗ này, nhưng mặt lại nhìn về phía kia. Bởi vậy, ở trong những căn nhà như vậy thường không thật tốt. Do yếu tố hình lý khí. Người trong nhà thường ba người bảy ý, không hòa thuận.
Lý học Đông phương quan niệm rằng: Khí tụ thì thành hình. Nên qua hình thì đoán khí. Đây chính là căn gốc của thuật xem tướng Đông phương. Trong Phong Thủy Lạc Việt đó chính là thuật xem tướng nhà vậy (Sẽ học sau).
Ranh sau của hình cụ thể này được xác định là CD. Điểm giữa là n. Ranh trước là AF với điểm giữa là m. Ta có trạnh biểu kiến là đường cong đi qua ba điểm m0n và đó là trạch nhà.4 - Bàn về Sơn - Hướng - Tọa.
Anh chị em thân mến,
Nhà mà Sơn - Hướng - Tọa đồng đẳng trên một đường thẳng, cũng ví như người ngồi trên chiếc ghế ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mặt nhìn thẳng ra phía trước. Nhà sơn một đằng, tọa một nẻo, hướng lêch một phía như hình minh họa trên, cũng ví như người ngồi trên ghế ngả nghiêng. Tựa chỗ này, nhưng lưng quay phía khác; hướng chỗ này, nhưng mặt lại nhìn về phía kia. Bởi vậy, ở trong những căn nhà như vậy thường không thật tốt. Do yếu tố hình lý khí. Người trong nhà thường ba người bảy ý, không hòa thuận.
Lý học Đông phương quan niệm rằng: Khí tụ thì thành hình. Nên qua hình thì đoán khí. Đây chính là căn gốc của thuật xem tướng Đông phương. Trong Phong Thủy Lạc Việt đó chính là thuật xem tướng nhà vậy (Sẽ học sau).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét