III - 1.TỊNH TRẠCH
Định nghĩa Tịnh trạch theo Phong Thủy Lạc Việt:
Nhà chỉ có một tầng, một cửa vào. Dương khí vào nhà theo một đường cong đẳng hướng.
Lưu ý: Trường hợp nhà này trùng khớp với loại nhà theo khái niệm tịnh trạch cổ.
Đây cũng là mô hình nhà đầu tiên của loài người từ nguyên thủy. Bởi vậy, nó là mô hình chuẩn để chúng ta quán xét về các tác động của khí trạch và các sự vận động của khí, giải thích một số vấn đề liên quan còn bí ẩn trong Phong thủy còn tồn tại trong văn hóa Đông phương, khi chúng đã thất truyền về nguyên lý lý thuyết và một thực tại mà chúng ta chưa biết.
Do chỉ có một ngăn, một cửa, nên nếu hướng tốt, tọa cửa tốt thì khí trạch tốt. Ngược lại là xấu. Nhưng xấu tốt sẽ rõ ràng. Nên tôi đặt tên là "Nhất quán khí" (Dù xấu hay tốt).
Trên cơ sở này chúng ta xem hình minh họa về đường đi của "khí" trong Tịnh trạch để anh chị em cảm nhận và hiểu được vì sao cột giữa nhà , hoặc hầm, giếng giữa nhà sẽ nguy hiểm.
ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ TRONG TỊNH TRẠCH.
Sự vận động căn bản và là cơ sở để quán xét sự vận động của khí trong Dương trạch.
Mặt bằng nhà Tịnh trạch
HÌNH THÁI LAN TỎA CỦA KHÍ TRONG TỊNH TRẠCH
Căn cứ theo hình thái lan tỏa này, chúng ta thấy rằng:
1. a: Nếu có cột giữa nhà thì Dương khí xoắn và không lan tỏa được. Hại Dương. (Dương có thể là người mẹ nhưng đứng đầu trong căn hộ), nhưng đặc biệt tác hại cho người đàn ông chủ gia đình. Do Dương khí suy và Âm khí vương từ cột cao vút thẳng lên.
Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:
MINH HỌA ĐƯỜNG ĐI CỦA KHÍ KHI CÓ CỘT GIỮA NHÀ TRONG TỊNH TRẠCH.
1. b: Nếu có hầm, giếng giữa nhà thì Âm khí không tụ do khuyết Âm. Dương khí bị hút xuống và trở thành Cô Dương. Dương khí vượng. Trung cung phần Âm khuyết lõm do có giếng. Vợ con gái hoặc mẹ trong nhà trong nhà bị tổn hại.
Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:
MINH HỌA ĐƯỜNG ĐI CỦA KHÍ KHI CÓ GIẾNG HẦM GIỮA NHÀ TRONG TỊNH TRẠCH.
Lưu ý:Xuất phát từ tình chất vận động của Khí: Cong - Đẳng hướng ( khí không bao giờ gẫy góc dù bán kính đường cong cực nhỏ), nên chúng ta cần lưu ý khi thiết kế nhà như sau:.
*Người Đông trạch thuộc Dương nên cửa vào nên ở bên trái từ trong nhìn ra, và khí trạch đi ngược kim đồng hồ thuộc Âm. Cân bắng Âm Dương. Tốt.* Người Tây trach thuộc Âm , nên cửa để bên phải từ trong nhìn ra và khí trạch đi thuận kim đồng hồ thuộc Dương. Cân bằng Âm Dương. Tốt.
Trong hai trường hợp này cũng chỉ là một trong nhiều yếui tố cần xem xét khí thiết kế cửa nhà, chứ không phải yếu tố duy nhất. cần phải chọn ví trị tọa của cửa.Điều quan trong và là yếu tố cần chính là cửa chính thường ở bên phải , do đường xe cộ ở Việt Nam – từ trong nhà nhìn ra – đi từ trái qua phải. Nên cửa bên phải đón dương khí được nhiều nhất. Ngoìa ra cần cân nhắc xem xét các yếu tố khác mà hai yếu tố trên chỉ là những yếu tố phụ mang tính bổ xung.Trên cơ sở mô hinh chuẩn về khí này, chúng ta xem xét các loại trạch khác.
III - 2. ĐỘNG TRẠCH.Định nghĩa:Nhà có một hay nhiều tầng, mỗi tầng gồm 2 phòng trở lên và chỉ có một cửa vào duy nhất. Dương khí lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (do nhà nhiều ngăn, phòng và các tầng).Lưu ý:Trường hợp này nhà có cấu trúc gần giống với các trường hợp 2 - 3 -4 của cổ thư.Trong "Cấu trúc hình thể nhà" khi có nhiều ngăn - phòng thì mỗi phòng lại mang một khí theo Ngũ Hành khác nhau, do việc phiên tinh phòng. (Sẽ học sau) bởi vậy, khí trong nhà động trạch sẽ có nhiều tạp khí. Tùy theo nhiều ngăn hay ít. Tuy nhiên vì chỉ có một cửa cho nên chỉ có một loại khí chủ đạo. Nhưng khi phiên phòng thì nếu phòng cuối là xấu thì nhà vẫn phạm hậu xấu. Vì vậy gọi là Động trạch. Trong trưuờng hợp quán xét về khí thuộc nhà Động trạch gọi là “Động trạch khí”.
III- 3. BIẾN TRẠCHNhà có một hoặc nhiều tầng, nhưng cấu trúc thành một khối kiến trúc duy nhất. Có ít nhất hai cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa vào nhà lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (Do nhà nhiều ngăn phòng).
Phong thủy Lạc Việt định nghĩa biến trạch như trên.Anh chị em còn nhớ khái niệm "Trạch" trong phong thủy Lạc Việt là:
*Người Đông trạch thuộc Dương nên cửa vào nên ở bên trái từ trong nhìn ra, và khí trạch đi ngược kim đồng hồ thuộc Âm. Cân bắng Âm Dương. Tốt.* Người Tây trach thuộc Âm , nên cửa để bên phải từ trong nhìn ra và khí trạch đi thuận kim đồng hồ thuộc Dương. Cân bằng Âm Dương. Tốt.
Trong hai trường hợp này cũng chỉ là một trong nhiều yếui tố cần xem xét khí thiết kế cửa nhà, chứ không phải yếu tố duy nhất. cần phải chọn ví trị tọa của cửa.Điều quan trong và là yếu tố cần chính là cửa chính thường ở bên phải , do đường xe cộ ở Việt Nam – từ trong nhà nhìn ra – đi từ trái qua phải. Nên cửa bên phải đón dương khí được nhiều nhất. Ngoìa ra cần cân nhắc xem xét các yếu tố khác mà hai yếu tố trên chỉ là những yếu tố phụ mang tính bổ xung.Trên cơ sở mô hinh chuẩn về khí này, chúng ta xem xét các loại trạch khác.
III - 2. ĐỘNG TRẠCH.Định nghĩa:Nhà có một hay nhiều tầng, mỗi tầng gồm 2 phòng trở lên và chỉ có một cửa vào duy nhất. Dương khí lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (do nhà nhiều ngăn, phòng và các tầng).Lưu ý:Trường hợp này nhà có cấu trúc gần giống với các trường hợp 2 - 3 -4 của cổ thư.Trong "Cấu trúc hình thể nhà" khi có nhiều ngăn - phòng thì mỗi phòng lại mang một khí theo Ngũ Hành khác nhau, do việc phiên tinh phòng. (Sẽ học sau) bởi vậy, khí trong nhà động trạch sẽ có nhiều tạp khí. Tùy theo nhiều ngăn hay ít. Tuy nhiên vì chỉ có một cửa cho nên chỉ có một loại khí chủ đạo. Nhưng khi phiên phòng thì nếu phòng cuối là xấu thì nhà vẫn phạm hậu xấu. Vì vậy gọi là Động trạch. Trong trưuờng hợp quán xét về khí thuộc nhà Động trạch gọi là “Động trạch khí”.
III- 3. BIẾN TRẠCHNhà có một hoặc nhiều tầng, nhưng cấu trúc thành một khối kiến trúc duy nhất. Có ít nhất hai cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa vào nhà lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau trong nhà (Do nhà nhiều ngăn phòng).
Phong thủy Lạc Việt định nghĩa biến trạch như trên.Anh chị em còn nhớ khái niệm "Trạch" trong phong thủy Lạc Việt là:
Trạch NhàLà đường biểu kiến xuất phát từ điểm giữa của ranh xác định sơn nhà, đi qua tâm và điểm đến là điểm giữa của ranh xác định mặt tiền nhà (Có vị trí tọa của cổng chính). Trạch nhà có thể là đường cong.Khái niệm trạch - như tôi đã trình bày - bắt nguồn từ danh từ riêng chỉ một con vật có thật trong ngôn ngữ Việt:"Con trạch". Cũng như khái niệm "Long mạch" thì danh từ Long là bắt nguồn từ một con vật huyền thoại là Rồng. "Trạch" và "Long" đều làĐộng vật - tức là người xưa đã muốn diễn tả tính yển chuyển của một thực tại trong phong thủy.Sự suy nghiệm này ta có thể thấy rằng: Hướng nhà có thể tốt - do con người lựa chọn hướng cửa. Nhưng "Trạch" vẫn có thể xấu. "Trạch vận" , tức là vận chiếu sơn và hướng trạch. Hướng quyết định sự tốt xấu của trạch và ảnh hướng tới trạch. Như người ta quay cửa sang hướng khác thì trạch sẽ thay đổi. Nhưng trạch và hướng không đồng nghĩa.
Với định nghĩa "Trạch" như trên thì nhà có hai cửa trở lên sẽ có hai trạch nhà thay đổi tùy theo người chủ hay dùng cửa nào. Do đó gọi là biến trạch. Chính vì cửa xác định trạch, nên có hai cửa trở lên gọi là “Biến Trạch khí”.
Đặc điểm của nhà "Biến trạch khí" rất có thể xảy ra hai trạch khác nhau: Do một cửa Đông trạch, một cửa Tây Trạch. Trường hợp này khí trạch rối loạn, trong nhà thường không nhất quán, kình chống nhau. Ngược lại, hai cửa cùng Đông hoặc cùng Tây trạch thì tốt.
Nhưng tốt nhất là nhà tư nhân, nên hạn chế nhiều cửa. Nếu làm hai cửa thì tốt nhất nên có cửa chính và cửa phụ.Lưu ý:
Nhà hai cửa, nhiều phòng, nhiều tầng thì gọi là Biến trạch khí. Nhưng hai cửa lại nằm chung một vách tường và cùng hướng thì không có biến trạch. Mà chỉ coi là Động trạch mà thôi.
III - 4. HÓA TRẠCH
Định nghĩa:
Nhà có một hay nhiều tầng, nhưng cấu tạo gồm nhiều khối kiến trúc. Có ít nhất hai hay nhiều cửa có thể đi vào và di chuyển trong toàn bộ căn nhà. Dương khí từ các cửa và nhà lan tỏa ra nhiểu vị trí khác nhau của căn nhà.
Chính vì tính chất của hai khối nhà trở lên trong quần thể kiến trúc, mỗi khối nhà có một hay nhiều cửa và có trạch khác nhau, nên gọi là Hóa Trạch. Tất nhiên trong đó có một trạch chính của toàn bộ khối nhà. Trạch chính này được xác định bởi cửa chính của toàn bộ khối kiến trúc và sơn của nó.
Nhưng trạch phụ này về định nghĩa "trạch" không đổi. Nhưng phải nối hoặc đi qua với tâm của toàn bộ tổng thể kiến trúc. Đây là một đặc điểm riêng của Hóa trạch.
HÌNH MINH HỌA NHÀ HÓA TRẠCH
Dưới đây là một mô hình giả thiết nhà ít nhất hai cửa, nhiều tầng và gồm nhiều khối kiến trúc.
Mặt bằng nhà được diễn tả như sau:
Hình trên cho thấy nhà này có hai cửa chính (Không tính các cổng phụ). Ba khối nhà, phần còn lại là hành lang, sân trời ..vv......Tâm đất được xác định là vòng tròn màu xanh. Như vậy, nhà này có hai trạch nhà là cho cả khối nhà là:I - 1: Trạch thứ nhất:
Từ giữa tường của cửa bên trái, đi qua tâm đất đến giữa tường phía sau so với cửa bên trái là cửa chính.IV - 2: Trạch thứ hai:
Từ tường có cửa phía dưới đi xuống tường sau so với cửa này (Đường chấm vạch đỏ cong) qua tâm đất.IV - 3: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng của từng khối (Vạch đỏ thẳng) và qua tâm của khối đó. Trạch riêng từng khối không liên kết với tâm đất chung.IV - 4: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng, nhưng đi qua tâm đất và liên kết với tâm đất của cả khu nhà (Vạch chấm đỏ)
Chính vì bởi tính chất phức tạp của nhà nhiều cửa, gồm nhiều khối liên kết, nên mỗi khối có trạch riêng, trạch liên kết qua tâm đất và trạch liên quan đến cửa chính , tùy theo hai hay nhiều cửa. Bởi vậy gọi là Hóa trạch khí.
Nhà "Hóa trạch" thì phạm các nguyên tắc phong thủy đã học ở khối nào thì khối ấy suy tàn, phạm trạch chung thì suy tàn cả căn nhà.
Từ giữa tường của cửa bên trái, đi qua tâm đất đến giữa tường phía sau so với cửa bên trái là cửa chính.IV - 2: Trạch thứ hai:
Từ tường có cửa phía dưới đi xuống tường sau so với cửa này (Đường chấm vạch đỏ cong) qua tâm đất.IV - 3: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng của từng khối (Vạch đỏ thẳng) và qua tâm của khối đó. Trạch riêng từng khối không liên kết với tâm đất chung.IV - 4: Mỗi khối nhà lại có trạch riêng, nhưng đi qua tâm đất và liên kết với tâm đất của cả khu nhà (Vạch chấm đỏ)
Chính vì bởi tính chất phức tạp của nhà nhiều cửa, gồm nhiều khối liên kết, nên mỗi khối có trạch riêng, trạch liên kết qua tâm đất và trạch liên quan đến cửa chính , tùy theo hai hay nhiều cửa. Bởi vậy gọi là Hóa trạch khí.
Nhà "Hóa trạch" thì phạm các nguyên tắc phong thủy đã học ở khối nào thì khối ấy suy tàn, phạm trạch chung thì suy tàn cả căn nhà.
IV. VẬN ĐỘNG CỦA DƯƠNG KHÍ TRONG NHÀ.
IV - 1: ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CĂN BẢN CỦA KHÍ.
Tôi đã trình bày với anh chị em rằng:
Khí không bao giờ đi theo đường gẫy góc. Suy cho cùng: Từ sự khởi nguyên của vũ trụ, không bao giờ có đường gẫy góc mà chỉ có đường cong. Đường cong vô cùng nhỏ (R vô cùng nhỏ), khiến người ta tưởng là đường gẫy góc mà thôi. Về đại thể, khí cũng như vậy.
Chúng ta lấy một căn nhà tịnh trạch dưới đây làm hình biểu kiến căn bản của khí, để từ đó quán xét đường đi căn bản của khí trong các loại trạch nhà liên quan.
MÔ HÌNH KHÍ CĂN BẢN
Khí trong tịnh trạch
IV - 1: ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG CĂN BẢN CỦA KHÍ.
Tôi đã trình bày với anh chị em rằng:
Khí không bao giờ đi theo đường gẫy góc. Suy cho cùng: Từ sự khởi nguyên của vũ trụ, không bao giờ có đường gẫy góc mà chỉ có đường cong. Đường cong vô cùng nhỏ (R vô cùng nhỏ), khiến người ta tưởng là đường gẫy góc mà thôi. Về đại thể, khí cũng như vậy.
Chúng ta lấy một căn nhà tịnh trạch dưới đây làm hình biểu kiến căn bản của khí, để từ đó quán xét đường đi căn bản của khí trong các loại trạch nhà liên quan.
MÔ HÌNH KHÍ CĂN BẢN
Khí trong tịnh trạch
Anh chị em đã biết rằng: Chính sự vận động của con người trong nhà tạo ra Dương khí. Nhà không có người ở, hoặc rất ít người ở - so với diện tích ở - thì do tính chất tịnh Dương của căn nhà thì tạo ra Âm khí. Như vậy, cửa vào phòng, hoặc nhà chính là nơi để sự vận động bắt đầu mang Dương khí vào trong nhà; hoặc căn phòng đó. Chính vì không hiểu nguyên lý của khí, nên rất nhiều Phong Thủy gia đã lấy hướng ban công, hướng cửa sổ căn nhà chung cư làm hướng nhà. Họ viện dẫn sách: "Lấy Dương làm hướng" và họ cho rằng trong căn nhà chung cư thì Ban công, cửa số lấy ánh sáng và không khí vào là Dương. Nhưng bản chất của Dương chính là Dương khí do sự vận động của con người, và nguồn gốc của Dương khí chính là từ cửa vào nhà, hoặc phòng chứ không phải cửa sổ.
Từ cửa, con người có thể vận động theo nhiều hướng vào nhà. Nhưng chính Dương khí - (không chỉ gồm sự tương tác của người đi như thế nào từ cửa, tạo ra Dương khí cục bộ của sự di chuyển cụ thể) - mà Dương khí vào nhà còn gồm các sự vận động khác trong môi trường căn nhà: Như xe cộ ngoài đường..vv...
Hình minh họa trên đây, cho thấy, bất luận trong nhà ngườii ta di chuyển thế nào thì về căn bản khí cũng từ cửa đi vào và tạo một vòng xoáy quanh nhà.
Do tính chất của khi không di chuyển vuống góc, nên về căn bản, các góc nhà sẽ không có Dương khí tụ ở đó và Âm khí dần tụ lại ở đây - Được minh họa bằng những tam giác màu nâu.
Âm khí tụ lâu ngày sẽ có tác dụng làm ảnh hưởng đến ý thức của con người trong nhà. Và ngày xưa, các cụ giải thích đơn giản là "Ma xó". Chính vì cách giải thích này mà một thời, bị các nhà khoa học coi là "mê tín dị đoan". Thực ra chúng có nguyên lý khoa học của nó. Để hóa giải "ma xó" - do tính chất của khí tương tác với các vật thể, người ta để một bình gốm sứ trong góc. Một bộ phận khí sẽ đi vào góc nhà và xoay quanh bình gốm sứ lôi theo khí tụ ở đấy.
Qua hình trên thì chúng ta cũng thấy rằng: Tại các góc nhà, bao giờ cũng có một dòng khí xoáy sau đó mới tiếp tục di chuyển. Đây là nguyên lý của việc tạo Huyệt trong long mạch của Phong thủy Âm trạch. Và chúng ta thấy rằng - Phía góc đối diện với cửa thì tôi minh họa bằng chữ "Sinh". Chúng ta hãy tưởng tượng rằng: Nếu ta đổ nước vào một cái lọ thì nước sẽ tụ ở đáy lọ trước và đầy lên. Tương tự như vậy, khí từ cửa sẽ tụ ở góc phòng đối diện xéo vì đó là nơi xa nhất tính từ cửa do tính lan tỏa của khí.
Như vậy nếu xét theo thứ tự tụ khí thì:
Ngoài cửa là nơi dẫn khí; góc tụ khí thứ nhất thẳng đối diện với cửa sẽ hưởng khí "Sinh". Góc thứ hai đối diện xéo với của chính là khí "Vượng" và góc cuối cùng bên phải (Hoặc bên trái) cửa sẽ là khí "Mộ" của dòng khí này. Do đó, khi chúng ta đặt các vật thể quan trọng trong một căn phòng thì tất nhiên phải đặt ở nới "Vương khí" tức là góc đối diện xéo với cửa.
Cũng như thế, với trường hợp nhà mở cửa giữa thì đường khí sẽ chia đôi và cong đẳng hướng theo mỗi bên.
Từ cửa, con người có thể vận động theo nhiều hướng vào nhà. Nhưng chính Dương khí - (không chỉ gồm sự tương tác của người đi như thế nào từ cửa, tạo ra Dương khí cục bộ của sự di chuyển cụ thể) - mà Dương khí vào nhà còn gồm các sự vận động khác trong môi trường căn nhà: Như xe cộ ngoài đường..vv...
Hình minh họa trên đây, cho thấy, bất luận trong nhà ngườii ta di chuyển thế nào thì về căn bản khí cũng từ cửa đi vào và tạo một vòng xoáy quanh nhà.
Do tính chất của khi không di chuyển vuống góc, nên về căn bản, các góc nhà sẽ không có Dương khí tụ ở đó và Âm khí dần tụ lại ở đây - Được minh họa bằng những tam giác màu nâu.
Âm khí tụ lâu ngày sẽ có tác dụng làm ảnh hưởng đến ý thức của con người trong nhà. Và ngày xưa, các cụ giải thích đơn giản là "Ma xó". Chính vì cách giải thích này mà một thời, bị các nhà khoa học coi là "mê tín dị đoan". Thực ra chúng có nguyên lý khoa học của nó. Để hóa giải "ma xó" - do tính chất của khí tương tác với các vật thể, người ta để một bình gốm sứ trong góc. Một bộ phận khí sẽ đi vào góc nhà và xoay quanh bình gốm sứ lôi theo khí tụ ở đấy.
Qua hình trên thì chúng ta cũng thấy rằng: Tại các góc nhà, bao giờ cũng có một dòng khí xoáy sau đó mới tiếp tục di chuyển. Đây là nguyên lý của việc tạo Huyệt trong long mạch của Phong thủy Âm trạch. Và chúng ta thấy rằng - Phía góc đối diện với cửa thì tôi minh họa bằng chữ "Sinh". Chúng ta hãy tưởng tượng rằng: Nếu ta đổ nước vào một cái lọ thì nước sẽ tụ ở đáy lọ trước và đầy lên. Tương tự như vậy, khí từ cửa sẽ tụ ở góc phòng đối diện xéo vì đó là nơi xa nhất tính từ cửa do tính lan tỏa của khí.
Như vậy nếu xét theo thứ tự tụ khí thì:
Ngoài cửa là nơi dẫn khí; góc tụ khí thứ nhất thẳng đối diện với cửa sẽ hưởng khí "Sinh". Góc thứ hai đối diện xéo với của chính là khí "Vượng" và góc cuối cùng bên phải (Hoặc bên trái) cửa sẽ là khí "Mộ" của dòng khí này. Do đó, khi chúng ta đặt các vật thể quan trọng trong một căn phòng thì tất nhiên phải đặt ở nới "Vương khí" tức là góc đối diện xéo với cửa.
Cũng như thế, với trường hợp nhà mở cửa giữa thì đường khí sẽ chia đôi và cong đẳng hướng theo mỗi bên.
IV - 2: QUÁN XÉT SỰ VẬN ĐỘNG CỦA KHÍ TRONG NHÀ.
Trên cơ sở của đướng đi căn bản của khí mà ta đã quán xét ở mô hình chuẩn là nhà Tịnh trạch, chúng ta sẽ xem, xét những cấu trúc nhà khác nhau sẽ có sự lan tỏa khác nhau của khí. Hay nói một cách khác: Chúng sẽ tạo ra sự tương tác khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến con người sống trong căn nhà đó khác nhau. Đây chính là bản chất của tương tác ttrong phong thủy.
MÔ HÌNH THỨ NHẤT
Trên cơ sở của đướng đi căn bản của khí mà ta đã quán xét ở mô hình chuẩn là nhà Tịnh trạch, chúng ta sẽ xem, xét những cấu trúc nhà khác nhau sẽ có sự lan tỏa khác nhau của khí. Hay nói một cách khác: Chúng sẽ tạo ra sự tương tác khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến con người sống trong căn nhà đó khác nhau. Đây chính là bản chất của tương tác ttrong phong thủy.
MÔ HÌNH THỨ NHẤT
Ở mô hình này, chúng ta có một căn nhà mà ngoài cửa chính thì các cửa hành lang thông suốt ra đằng sau. Như vậy, chúng ta cũng thấy rằng: Chỉ có ở phòng khách là có khí tụ, do khí vào từ cửa bị chắn bởi bức tường. Còn luồng khí khi vào cửa hành lang thì sẽ phóng thẳng ra phía sau. Như vậy các căn phòng phía sau phòng khách sẽ không tụ khí (Mặc dù có khí cục bộ, nhưng rất ít). Trường hợp này gọi là "Thoái khí". Dương khí suy, tất âm khí vượng. Tùy theo Âm khí vượng ở phòng nào - mang sao gì (Sẽ học sau), hoặc phương vị tọa như thế nào (Bát trạch) sẽ ảnh hưởng xấu khác nhau với chủ nhà...MÔ HÌNH THỨ HAI
Ở mô hình này, chúng ta thấy chỉ có phòng thứ hai là thoái khí. Nhưng tổng thể căn nhà thì tụ khí, và sau đó - một thời gian thì khí sẽ có ở phòng thứ hai. Do cửa các cửa sau của căn nhà này không thông suốt như mô hình thứ nhất. Quán xét mô hình này chúng ta thấy rằng: Âm khí tụ nhiều ở phòng hai (Hình tam giác nâu to hơn). Đặc biệt dưới chân cầu thang, thường tạo thành một hốc nhân tạo trong nhà, khiến âm khí tụ ở đây rất nhiều. Đó chính là lý do mà người ta thường làm một tiểu cảnh nước ở đây, với dòng nước chuyển động để hóa giải Âm khí.
Đặc biệt ở mô hình này, chúng ta thấy có một cầu thang. Do tính đi thẳng của khí thì khí lên cầu thang sẽ rất ít. Đây là trường hợp tương tự như một căn nhà ở góc phố có hẻm bên phải mà đường xe đi từ bên trái sang như tôi đã trình bày ở trên. Bởi vậy, để tránh thoái khí cho cầu thang, nếu hướng chiếu là hướng tốt, cần đặt một chiếc gương chiếu vào cầu thang có tác dụng đẩy dòng khí lên các tầng trên. Và cửa hậu nên làm một bậu (Ngạch cửa) để chống thoái khí cho căn nhà.
CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀTRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT(Phần II)Anh chị em thân mến.
Đây chính là phần được các sách cổ và các phong thủy gia gọi là "Trường phái Dương trạch" và cho là do Triệu Cửu Phong thời Đường - Tống khởi xướng. Nhưng, như tôi đã trình bày:
Tất cả những phương pháp ứng dụng trong mọi lĩnh vực thuộc học thuật cổ Đông phương - có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - đều thiếu hẳn một nguyên lý lý thuyết căn bản của nó. Chúng chỉ có phương pháp luận giải thích những phương pháp ứng dụng và rất mơ hồ. Chúng thiếu một nền tảng trí thức là tiền đề cần có của một sự sáng tạo những phương pháp ứng dụng đó. Hệ quả của những vấn đề trên khiến cho ngay cả những khái niệm liên quan cũng không rõ ràng. Điều này chính chúng ta cũng đã tìm hiểu qua khái niệm trạch, sơn, hướng trong cách hiểu khác nhau của các phong thủy gia hiện đại. Phong thủy Lạc Việt đã phải định nghĩa lại toàn bộ những khái niệm trên.Bởi vậy, trước khi chúng ta tìm hiểu phương pháp ứng dụng một yếu tố tương tác trong phong thủy - thuộc chương trình Phong Thủy Lạc Việt - mà sách Tàu quen gọi là "trường phái Dương trạch" - thì chúng ta cũng cần định danh lại chính cái tên gọi này.Bởi vì, trong phong thủy đã chia đối tượng quan sát và ứng dụng làm hai phần là Dương trạch (Nhà cửa, đô thị) và Âm trạch (Mồ mả, khí mạch của đất), thì không thể lại có một khái niệm trùng lặp là một bộ phận của Dương trạch cũng gọi là "Dương trạch". Phong thủy Lạc Việt - như tôi đã trình bày - là sự tổng hợp tất các yếu tố tương tác và phương pháp ứng dụng những yếu tố đó, còn rải rác lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Do đó nó phải có tên gọi khác để phân biệt.Tôi đề nghị chính thức đặt tên phương pháp ứng dụng - trước đây vẫn quen gọi là "Dương trạch"; hoặc "Dương trạch tam yếu" - nay trong phong thủy Lạc Việt gọi là "Cấu trúc - hình
thể".
Anh chị em thân mến.
Trong các phương pháp ứng dụng những yếu tố tương tác của Phong thủy Lạc Việt thì phương pháp Bát trạch và Huyền không chịu ảnh hưởng thay đổi nhiều nhất bới sự ứng dụng nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Trong phương pháp ứng dụng "Cấu trúc hình thể" sự ảnh hưởng này rất ít. Bởi vậy hầu hết các sách viết về phương pháp này trong cổ thư chữ Hán, hoặc sách tiếng Việt có nguồn gốc Hán đều có thể ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Anh chị em có thể tìm hiểu rộng trong các sách liên quan.Sự khác nhau căn bản ở đây là:Trong cổ thư chữ Hán thì phương pháp ứng dụng yếu tố "Cấu trúc - hình thể", như một phương pháp độc lập, không liên quan đến các phương pháp ứng dụng khác (Gọi là "trường phái") . Và những người theo học trường phái này phủ định các phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy, theo kiểu "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Nhưng trong Phong Thủy Lạc Việt thì đây là một yếu tố quan trọng , phối hợp với các yếu tố tương tác khác để dẫn đến sự hoàn hảo trong kiến trúc nhà ở cho con người.
Bởi vậy, sự trình bày phương pháp này của tôi, chỉ là sự tổng hợp những tri thức của phương pháp "Cấu trúc hình thể", sự hiểu chỉnh căn cứ theo nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" sẽ thực hiện trong khi trình bày.Phần căn bản và cũng là tính ưu việt của phong thủy Lạc Việt chính là sự phối hợp với các phương pháp khác trong phong thủy.
Tôi nhắc lại những điều này để bài giảng được liền mạch.
Phần dưới đây là sách Dương trạch được Phong Thủy gia Việt Hải biên soạn. Đây là sách quí hiếm, có nội dung tổng hợp rất cao. Không có ngoài thị trường.
-----o0o-----
Đặc biệt ở mô hình này, chúng ta thấy có một cầu thang. Do tính đi thẳng của khí thì khí lên cầu thang sẽ rất ít. Đây là trường hợp tương tự như một căn nhà ở góc phố có hẻm bên phải mà đường xe đi từ bên trái sang như tôi đã trình bày ở trên. Bởi vậy, để tránh thoái khí cho cầu thang, nếu hướng chiếu là hướng tốt, cần đặt một chiếc gương chiếu vào cầu thang có tác dụng đẩy dòng khí lên các tầng trên. Và cửa hậu nên làm một bậu (Ngạch cửa) để chống thoái khí cho căn nhà.
CẤU TRÚC HÌNH THỂ NHÀTRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT(Phần II)Anh chị em thân mến.
Đây chính là phần được các sách cổ và các phong thủy gia gọi là "Trường phái Dương trạch" và cho là do Triệu Cửu Phong thời Đường - Tống khởi xướng. Nhưng, như tôi đã trình bày:
Tất cả những phương pháp ứng dụng trong mọi lĩnh vực thuộc học thuật cổ Đông phương - có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán - đều thiếu hẳn một nguyên lý lý thuyết căn bản của nó. Chúng chỉ có phương pháp luận giải thích những phương pháp ứng dụng và rất mơ hồ. Chúng thiếu một nền tảng trí thức là tiền đề cần có của một sự sáng tạo những phương pháp ứng dụng đó. Hệ quả của những vấn đề trên khiến cho ngay cả những khái niệm liên quan cũng không rõ ràng. Điều này chính chúng ta cũng đã tìm hiểu qua khái niệm trạch, sơn, hướng trong cách hiểu khác nhau của các phong thủy gia hiện đại. Phong thủy Lạc Việt đã phải định nghĩa lại toàn bộ những khái niệm trên.Bởi vậy, trước khi chúng ta tìm hiểu phương pháp ứng dụng một yếu tố tương tác trong phong thủy - thuộc chương trình Phong Thủy Lạc Việt - mà sách Tàu quen gọi là "trường phái Dương trạch" - thì chúng ta cũng cần định danh lại chính cái tên gọi này.Bởi vì, trong phong thủy đã chia đối tượng quan sát và ứng dụng làm hai phần là Dương trạch (Nhà cửa, đô thị) và Âm trạch (Mồ mả, khí mạch của đất), thì không thể lại có một khái niệm trùng lặp là một bộ phận của Dương trạch cũng gọi là "Dương trạch". Phong thủy Lạc Việt - như tôi đã trình bày - là sự tổng hợp tất các yếu tố tương tác và phương pháp ứng dụng những yếu tố đó, còn rải rác lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Do đó nó phải có tên gọi khác để phân biệt.Tôi đề nghị chính thức đặt tên phương pháp ứng dụng - trước đây vẫn quen gọi là "Dương trạch"; hoặc "Dương trạch tam yếu" - nay trong phong thủy Lạc Việt gọi là "Cấu trúc - hình
thể".
Anh chị em thân mến.
Trong các phương pháp ứng dụng những yếu tố tương tác của Phong thủy Lạc Việt thì phương pháp Bát trạch và Huyền không chịu ảnh hưởng thay đổi nhiều nhất bới sự ứng dụng nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Trong phương pháp ứng dụng "Cấu trúc hình thể" sự ảnh hưởng này rất ít. Bởi vậy hầu hết các sách viết về phương pháp này trong cổ thư chữ Hán, hoặc sách tiếng Việt có nguồn gốc Hán đều có thể ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt. Anh chị em có thể tìm hiểu rộng trong các sách liên quan.Sự khác nhau căn bản ở đây là:Trong cổ thư chữ Hán thì phương pháp ứng dụng yếu tố "Cấu trúc - hình thể", như một phương pháp độc lập, không liên quan đến các phương pháp ứng dụng khác (Gọi là "trường phái") . Và những người theo học trường phái này phủ định các phương pháp ứng dụng khác trong phong thủy, theo kiểu "Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm". Nhưng trong Phong Thủy Lạc Việt thì đây là một yếu tố quan trọng , phối hợp với các yếu tố tương tác khác để dẫn đến sự hoàn hảo trong kiến trúc nhà ở cho con người.
Bởi vậy, sự trình bày phương pháp này của tôi, chỉ là sự tổng hợp những tri thức của phương pháp "Cấu trúc hình thể", sự hiểu chỉnh căn cứ theo nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" sẽ thực hiện trong khi trình bày.Phần căn bản và cũng là tính ưu việt của phong thủy Lạc Việt chính là sự phối hợp với các phương pháp khác trong phong thủy.
Tôi nhắc lại những điều này để bài giảng được liền mạch.
Phần dưới đây là sách Dương trạch được Phong Thủy gia Việt Hải biên soạn. Đây là sách quí hiếm, có nội dung tổng hợp rất cao. Không có ngoài thị trường.
-----o0o-----
I. TÁC DỤNG CỦA CẤU TRÚC HÌNH THỂ
Anh chị em thân mến .
Phần dưới đây là của tác giả Việt Hải - tôi biên soạn lại - anh chị em nghiên cứu, thấy chỗ nào khó hiểu tôi sẽ trả lời. Trong này có một số từ liên quan đến Âm trạch cần giải thích rõ khái niệm, tôi sẽ giảng sau.
Coi đất làm nên nhà ở miền núi đồi thì cần phải có mạch, lấy mạch trọng dụng hơn là thuỷ(*). Ở miền đồng bằng thì lấy thuỷ làm trọng hơn mạch(*). Sự hưng suy của dương trạch là do sự lưu hành của khí mạch. Được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phúc lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ (*). Nếu có một lần sa, một lần thuỷ, mà khí mạch nhỏ thì hưởng phúc độ (60) năm, hoặc trăm năm thôi. Vậy nên nói sự tác dụng, phải lấy mạch khí làm bản (thể), lấy sa, thuỷ là dụng, cả khí và cục đều hoàn toàn mới là phúc địa(*).
Có cục mà không có khí thì nhân đinh không vượng tiến, có khí mà không cục thì tiền tài khó giữ (cục là 8 cung - quẻ).
Thiên Sứ: Trong Phong thủy Lạc Việt lấy khí làm trọng.
Lấy thiên can phối hợp với ngũ hành thành 4 đại cục là kim cục, mộc cục, thuỷ cục, hoả cục ). Mạch, hướng hợp với cục, mà thuỷ khấu đắc vị là cát địa, thì được thịnh vượng (**). Nếu long thân phân ra chi trước (như chân tay ) mà hiềm đất ở chật hẹp đào xẻ, mở rộng thêm thì bị đoạn thương long mạch, sẽ sinh ra tai hoạ. Những người lập giếng, ao lạch để dựng nhà cửa, thì khó mà giữ được lâu dài. Nếu muốn đặt ống cống để tiêu nước đi, thì phải chọn lựa phương nào hợp phép mới được an cư, đằng trước hoặc đằng sau có chỗ cao chổ thấp, không được làm càn ra chỗ khác, phải theo chiều thuỷ phóng hợp lý (Đây là phương pháp ứng dụng Thủy Pháp), đây là phép tác dụng của dương trạch, đại khái là như vậy.
I-1: NẠP KHÍ CỦA DƯƠNG TRẠCH
Về phần nạp khí trong ngôi dương trạch, không những chỉ cần địa khí, mà còn cần cả môn khí (Khí vào cửa) nữa, khí đi ngang từ cửa vào, sức trọng cũng tương đương với khí dưới đất dần tới. Xưa nay về dương trạch phần nhiều nhà chỉ thu được một cái khí tốt thôi, cái địa khí vượng thì bị cái môn khí suy, được môn khí vượng thì bị địa khí suy, vì vậy mà phúc hoạ tương trừ giảm. Được cả 2 cái khí cùng vượng thì phúc lộc mới được hưng thịnh hoàn hảo.
Thiên Sứ: Đoạn này tác giả muốn nói tới Âm Khí và Dương khí. Đã giảng.
Người ta dùng cửu cung, bát quái, ngũ hành, thì nhà cũng bị khắc và những người ở trong nhà nấy cũng bị ảnh hưởng về khí xấu. Khí từ phương sinh dần đến nhà thời cái nhà được là khí sinh, những người ở trong nhà được hấp thụ cái khí tốt. Bởi vậy đường sát cửa nhà rất liên quan đến sự tốt hay xấu của ngôi nhà. Những con đường thẳng vào nhà cửa, gọi là lai khí ( khí dần lại), như là ngôi nhà, mà ở phưong Khôn có con đường chạy thẳng vào là nhà ấy thụ khí của phương Khôn, các phương khác cũng vậy.
Các con đường chạy ngang trước cửa nhà là chỉ khí ( khí đứng ở đây) như là nôi . Con đường chạy thẳng vào ví như lai mạch, đường chạy ngang ví như giới thuỷ ( ranh giới của nước ).
Ở đằng trước, đằng sau, hoặc bên tả, bên hữu nhà, nên có những chỗ cao thì có thể giúp việc giữ lại khí.Ví dụ: Phương Cấn có ngôi nhà cao thì khí có thể bị chậm lại, thì khí từ Cấn đó quay lai về nhà mình, các phương khác cũng vậy. Những khí này thường từ cao xuống thấp, người ta gọi là: “ hồi phong phản khí”. Do đó người ta quen lệ thường xây bức tường cao lớn để chắn gió, nhất là những ngôi đền; từ; miếu vũ đều hay có là lẽ đó. Tuy nhiên cần phải theo phương sinh vượng lại, kỵ phương quan sát phản hồi. Phương sinh, vượng có nhiều nóc nhà cao thì khí hậu, ít nhà cao thì bạc( mỏng ). Tại sao người ta đã chọn những cái tốt để làm nhà cửa , mà vẫn chỉ ở một ngôi nhà ấy thôi, mà lại có khí vượng, khi suy? Đó là vì địa mạch với thiên vận cùng một khí hoá. Theo phép cửu cung phi tinh, của tam nguyên vận chuyển mà hoá ra có khi bại, khí hung như vậy. Nhưng sự xét đoán về lưu niên quái lệ này ( từng năm, mỗi năm một cung ), chỉ lấy vị chủ niên tinh là thân sát của năm ấy để đoán cát hung 1 năm qua thì hết, chứ không liên quan gì đến phúc hoạ lâu dài của căn nhà đó cả. Nếu căn nhà ấy được cả địa khí, môn khí là vượng, thì vận niên có gặp tuyệt mạng, hay ngũ quỷ cũng không sao. Trái lại, nếu khí của căn nhà ấy xấu ! Vì vậy xem về dươmg trạch cũng phải lấy Tam nguyên mà định đoán suy vượng. Đất là một vật cố định, khi gặp vận khí cùa tam nguyên suy, thì không thể sửa đổi được, chỉ có thể sửa đổi được cái cửa, phải tuỳ chổ có chổ đổi được sẽ làm. Đổi một cái cửa hợp với khí vận của tam nguyên có thể đổi suy thành vượng, bất hợp với tam nguyên sẽ đổi vượng ra suy. Ví dụ: Như người không sinh con thì nên mở một cái cửa không hợp với khí vận của tam nguyên thì lại chuyển phúc thành hoạ! Cửa thay đổi thường chỉ cách nhau gang tấc mà tốt xấu khác hẳn, nên phải cẩn thận.
Cửa thông ra đường lớn rất quan trọng, không khí vận nối đi ngang ở trên đường, khi mở cửa ra là khí theo xông vào cửa đi vô trong phòng nhà ngay, không kể là cửa chính, cửa ngách, cửa sổ đều phải nghinh tiếp được nguyên vận khí sinh hay vượng mới là tốt, nếu hưóng cửa đón tiếp khí sát tiết của tam nguyên thì tất cả mọi sự xấu sẽ tụ tập lại ở đó.
Cửa buồng của vợ chồng chủ nhà là quan trọng nhất, vì sinh con đẻ cái cháu chắt nối dõi tông đường, hay dỡ cũng ở đây mà ra cả, nên cần phải đón nhận được sinh khí. Nếu trong nhà mà từ cửa này đến cửa khác đều là phương hướng tốt để dẫn khí tới buồng ở, mà đặt giường nằm đón lấy thì sẽ thừa tiếp được ngũ phúc hoàn toàn.
Làm nhà ở nơi đồng không cô quạnh, thì địa khí tán đãng, nhà ở cần phải quy tụ gần lại thì khí mới tập hợp lại, không khoáng thì phong khí phi du tẩu khứ. những căn nhà nhỏ thấp hẻo lánh lâu năm không thấy, phát đạt gì cả, bỗng nhiên thấy thi đậu, đinh tài đều hưng vượng là tại sao ?
Đó là vì sau 60 năm gặp nguyên khí suy hết vận suy, sang nguyên khí vượng mới phát.
Thấy cây cỏ tốt tươi, xanh đẹp đó là tú khí cung đúc, vì vậy đôi khi thấy chặt cây phá rừng, dỡ nhà đi, làm cho gió thổi khí tan, mà khiến cho suy bại ! Địa khí thì chìm dưới đất sâu, giúp cho người ta còn lâu chậm, thiên khí còn ở trên không, nuôi ngay bản thế, hấp thụ đêm ngày không thể thiếu vắng trong giây phút, nên sự hung, cát, linh ứng rất là mau chóng. Ngôi nhà nào mà dưới nền nhà thu được quý khí của địa, trên cửa nhà nạp được vượng khí của thiên, tất nhiên là những người được ở trong ngôi nhà ấy hưởng phú quý song toàn, lâu dài kế tiếp.
II-2: KHÍ SẮC CỦA DƯƠNG TRẠCH
Nhìn khí sắc của ngôi nhà ta có thể biết xét đoán được cái hoạ phúc của gia đình người ở trong nhà đó. Mặc dầu ngôi nhà cũ, nhưng khí sắc sáng sủa, trông có vẻ tươi tắn, thì nhà ấy nhất định hưng thịnh. Căn nhà tuy mới, nhưng khí sắc ảm đạm, có vẻ u ám thì gia đình của nhà đó sẽ suy bại không sai!
Khi bước vào phòng khách, mặc dầu không có người, nhưng có vẻ ấm cúng như là có người đang nói chuyện ồn ào, náo nhiệt, thì biết nhà ấy thịnh vượng. Còn khi bước vào phòng khách tuy có người, nhưng có vẻ lạnh lẽo như không người ở, ta biết là nhà ấy suy tàn, bước vào cửa như có ánh sang chói lọi, biết là nhà đó sắp giáu lớn; có hoạnh tài hoặc tiến chức cao, hay có quý tử chào đời.
Thấy có ánh sáng hồng, nhưng có vẻ đượm màu khói, là nhà đó sẽ bị hoả tai. Không khí trong nhà có vẻ hắm ám, lờ mờ như sương, như khói trong nhà ấy có tai hoạ. Không khí trong nhà lờ mờ, trong trắng như khói mỏng là nhà đó có tang. Trong không khí vui mừng nhưng lại lẫn vẻ hắc ám, là sự thịnh vượng sắp tàn, mà tai hoạ sẽ tới. Trong bầu không khí hắc ám, lại thấy lẫn chút sáng sủa là tai hoạ sắp hết.
Trong sắc trong trắng lờ mờ mà có điểm sáng sủa là điềm sắp có sự vui mặc dầu trong thời kỳ cư tang. Những đêm trời quang, mây tĩnh mà nhìn thấy trên nóc nhà có màu sắc sáng rực, đón là điềm sẽ sinh quý tử; và giàu sang sắp đến. Vào khoảng đêm khuya, lúc trăng sáng, sao thưa mà thấy khí có ngũ sắc bay lên trời rồi rũ xuống như cái dù, cái lọng ở chổ nào là biết ở dưới đó có ngôi dương trạch rất quý, nếu có khí sắc như thế mà hình dạng dưới lớn trên nhọn, hoặc ở ngoài đi ngang qua, hoặc bay phân tán là không phải nơi ấy có, phải phân biệt kẻo nhân họa.
Thiên Sứ: Trên đây là phép xem khí sắc của ngôi nhà. Phép này rất khó giảng trên mạng hoặc offline. Tôi chỉ đưa vào đây để anh chị em có khái niệm và tự nghiên cứu. Hoặc phải có lần họp lớp lấy ngay nhà ai đó làm thí dụ giảng trực tiếp. Chỉ người có mặt mới cảm nhận được. Còn không thì anh chị em phải tự chiêm nghiệm.
Anh chị em thân mến .
Phần dưới đây là của tác giả Việt Hải - tôi biên soạn lại - anh chị em nghiên cứu, thấy chỗ nào khó hiểu tôi sẽ trả lời. Trong này có một số từ liên quan đến Âm trạch cần giải thích rõ khái niệm, tôi sẽ giảng sau.
Coi đất làm nên nhà ở miền núi đồi thì cần phải có mạch, lấy mạch trọng dụng hơn là thuỷ(*). Ở miền đồng bằng thì lấy thuỷ làm trọng hơn mạch(*). Sự hưng suy của dương trạch là do sự lưu hành của khí mạch. Được mạch to, thế lớn, khí nhiều là điềm đất lớn, hưởng phúc lộc lâu dài ngàn năm chưa nghỉ (*). Nếu có một lần sa, một lần thuỷ, mà khí mạch nhỏ thì hưởng phúc độ (60) năm, hoặc trăm năm thôi. Vậy nên nói sự tác dụng, phải lấy mạch khí làm bản (thể), lấy sa, thuỷ là dụng, cả khí và cục đều hoàn toàn mới là phúc địa(*).
Có cục mà không có khí thì nhân đinh không vượng tiến, có khí mà không cục thì tiền tài khó giữ (cục là 8 cung - quẻ).
Thiên Sứ: Trong Phong thủy Lạc Việt lấy khí làm trọng.
Lấy thiên can phối hợp với ngũ hành thành 4 đại cục là kim cục, mộc cục, thuỷ cục, hoả cục ). Mạch, hướng hợp với cục, mà thuỷ khấu đắc vị là cát địa, thì được thịnh vượng (**). Nếu long thân phân ra chi trước (như chân tay ) mà hiềm đất ở chật hẹp đào xẻ, mở rộng thêm thì bị đoạn thương long mạch, sẽ sinh ra tai hoạ. Những người lập giếng, ao lạch để dựng nhà cửa, thì khó mà giữ được lâu dài. Nếu muốn đặt ống cống để tiêu nước đi, thì phải chọn lựa phương nào hợp phép mới được an cư, đằng trước hoặc đằng sau có chỗ cao chổ thấp, không được làm càn ra chỗ khác, phải theo chiều thuỷ phóng hợp lý (Đây là phương pháp ứng dụng Thủy Pháp), đây là phép tác dụng của dương trạch, đại khái là như vậy.
I-1: NẠP KHÍ CỦA DƯƠNG TRẠCH
Về phần nạp khí trong ngôi dương trạch, không những chỉ cần địa khí, mà còn cần cả môn khí (Khí vào cửa) nữa, khí đi ngang từ cửa vào, sức trọng cũng tương đương với khí dưới đất dần tới. Xưa nay về dương trạch phần nhiều nhà chỉ thu được một cái khí tốt thôi, cái địa khí vượng thì bị cái môn khí suy, được môn khí vượng thì bị địa khí suy, vì vậy mà phúc hoạ tương trừ giảm. Được cả 2 cái khí cùng vượng thì phúc lộc mới được hưng thịnh hoàn hảo.
Thiên Sứ: Đoạn này tác giả muốn nói tới Âm Khí và Dương khí. Đã giảng.
Người ta dùng cửu cung, bát quái, ngũ hành, thì nhà cũng bị khắc và những người ở trong nhà nấy cũng bị ảnh hưởng về khí xấu. Khí từ phương sinh dần đến nhà thời cái nhà được là khí sinh, những người ở trong nhà được hấp thụ cái khí tốt. Bởi vậy đường sát cửa nhà rất liên quan đến sự tốt hay xấu của ngôi nhà. Những con đường thẳng vào nhà cửa, gọi là lai khí ( khí dần lại), như là ngôi nhà, mà ở phưong Khôn có con đường chạy thẳng vào là nhà ấy thụ khí của phương Khôn, các phương khác cũng vậy.
Các con đường chạy ngang trước cửa nhà là chỉ khí ( khí đứng ở đây) như là nôi . Con đường chạy thẳng vào ví như lai mạch, đường chạy ngang ví như giới thuỷ ( ranh giới của nước ).
Ở đằng trước, đằng sau, hoặc bên tả, bên hữu nhà, nên có những chỗ cao thì có thể giúp việc giữ lại khí.Ví dụ: Phương Cấn có ngôi nhà cao thì khí có thể bị chậm lại, thì khí từ Cấn đó quay lai về nhà mình, các phương khác cũng vậy. Những khí này thường từ cao xuống thấp, người ta gọi là: “ hồi phong phản khí”. Do đó người ta quen lệ thường xây bức tường cao lớn để chắn gió, nhất là những ngôi đền; từ; miếu vũ đều hay có là lẽ đó. Tuy nhiên cần phải theo phương sinh vượng lại, kỵ phương quan sát phản hồi. Phương sinh, vượng có nhiều nóc nhà cao thì khí hậu, ít nhà cao thì bạc( mỏng ). Tại sao người ta đã chọn những cái tốt để làm nhà cửa , mà vẫn chỉ ở một ngôi nhà ấy thôi, mà lại có khí vượng, khi suy? Đó là vì địa mạch với thiên vận cùng một khí hoá. Theo phép cửu cung phi tinh, của tam nguyên vận chuyển mà hoá ra có khi bại, khí hung như vậy. Nhưng sự xét đoán về lưu niên quái lệ này ( từng năm, mỗi năm một cung ), chỉ lấy vị chủ niên tinh là thân sát của năm ấy để đoán cát hung 1 năm qua thì hết, chứ không liên quan gì đến phúc hoạ lâu dài của căn nhà đó cả. Nếu căn nhà ấy được cả địa khí, môn khí là vượng, thì vận niên có gặp tuyệt mạng, hay ngũ quỷ cũng không sao. Trái lại, nếu khí của căn nhà ấy xấu ! Vì vậy xem về dươmg trạch cũng phải lấy Tam nguyên mà định đoán suy vượng. Đất là một vật cố định, khi gặp vận khí cùa tam nguyên suy, thì không thể sửa đổi được, chỉ có thể sửa đổi được cái cửa, phải tuỳ chổ có chổ đổi được sẽ làm. Đổi một cái cửa hợp với khí vận của tam nguyên có thể đổi suy thành vượng, bất hợp với tam nguyên sẽ đổi vượng ra suy. Ví dụ: Như người không sinh con thì nên mở một cái cửa không hợp với khí vận của tam nguyên thì lại chuyển phúc thành hoạ! Cửa thay đổi thường chỉ cách nhau gang tấc mà tốt xấu khác hẳn, nên phải cẩn thận.
Cửa thông ra đường lớn rất quan trọng, không khí vận nối đi ngang ở trên đường, khi mở cửa ra là khí theo xông vào cửa đi vô trong phòng nhà ngay, không kể là cửa chính, cửa ngách, cửa sổ đều phải nghinh tiếp được nguyên vận khí sinh hay vượng mới là tốt, nếu hưóng cửa đón tiếp khí sát tiết của tam nguyên thì tất cả mọi sự xấu sẽ tụ tập lại ở đó.
Cửa buồng của vợ chồng chủ nhà là quan trọng nhất, vì sinh con đẻ cái cháu chắt nối dõi tông đường, hay dỡ cũng ở đây mà ra cả, nên cần phải đón nhận được sinh khí. Nếu trong nhà mà từ cửa này đến cửa khác đều là phương hướng tốt để dẫn khí tới buồng ở, mà đặt giường nằm đón lấy thì sẽ thừa tiếp được ngũ phúc hoàn toàn.
Làm nhà ở nơi đồng không cô quạnh, thì địa khí tán đãng, nhà ở cần phải quy tụ gần lại thì khí mới tập hợp lại, không khoáng thì phong khí phi du tẩu khứ. những căn nhà nhỏ thấp hẻo lánh lâu năm không thấy, phát đạt gì cả, bỗng nhiên thấy thi đậu, đinh tài đều hưng vượng là tại sao ?
Đó là vì sau 60 năm gặp nguyên khí suy hết vận suy, sang nguyên khí vượng mới phát.
Thấy cây cỏ tốt tươi, xanh đẹp đó là tú khí cung đúc, vì vậy đôi khi thấy chặt cây phá rừng, dỡ nhà đi, làm cho gió thổi khí tan, mà khiến cho suy bại ! Địa khí thì chìm dưới đất sâu, giúp cho người ta còn lâu chậm, thiên khí còn ở trên không, nuôi ngay bản thế, hấp thụ đêm ngày không thể thiếu vắng trong giây phút, nên sự hung, cát, linh ứng rất là mau chóng. Ngôi nhà nào mà dưới nền nhà thu được quý khí của địa, trên cửa nhà nạp được vượng khí của thiên, tất nhiên là những người được ở trong ngôi nhà ấy hưởng phú quý song toàn, lâu dài kế tiếp.
II-2: KHÍ SẮC CỦA DƯƠNG TRẠCH
Nhìn khí sắc của ngôi nhà ta có thể biết xét đoán được cái hoạ phúc của gia đình người ở trong nhà đó. Mặc dầu ngôi nhà cũ, nhưng khí sắc sáng sủa, trông có vẻ tươi tắn, thì nhà ấy nhất định hưng thịnh. Căn nhà tuy mới, nhưng khí sắc ảm đạm, có vẻ u ám thì gia đình của nhà đó sẽ suy bại không sai!
Khi bước vào phòng khách, mặc dầu không có người, nhưng có vẻ ấm cúng như là có người đang nói chuyện ồn ào, náo nhiệt, thì biết nhà ấy thịnh vượng. Còn khi bước vào phòng khách tuy có người, nhưng có vẻ lạnh lẽo như không người ở, ta biết là nhà ấy suy tàn, bước vào cửa như có ánh sang chói lọi, biết là nhà đó sắp giáu lớn; có hoạnh tài hoặc tiến chức cao, hay có quý tử chào đời.
Thấy có ánh sáng hồng, nhưng có vẻ đượm màu khói, là nhà đó sẽ bị hoả tai. Không khí trong nhà có vẻ hắm ám, lờ mờ như sương, như khói trong nhà ấy có tai hoạ. Không khí trong nhà lờ mờ, trong trắng như khói mỏng là nhà đó có tang. Trong không khí vui mừng nhưng lại lẫn vẻ hắc ám, là sự thịnh vượng sắp tàn, mà tai hoạ sẽ tới. Trong bầu không khí hắc ám, lại thấy lẫn chút sáng sủa là tai hoạ sắp hết.
Trong sắc trong trắng lờ mờ mà có điểm sáng sủa là điềm sắp có sự vui mặc dầu trong thời kỳ cư tang. Những đêm trời quang, mây tĩnh mà nhìn thấy trên nóc nhà có màu sắc sáng rực, đón là điềm sẽ sinh quý tử; và giàu sang sắp đến. Vào khoảng đêm khuya, lúc trăng sáng, sao thưa mà thấy khí có ngũ sắc bay lên trời rồi rũ xuống như cái dù, cái lọng ở chổ nào là biết ở dưới đó có ngôi dương trạch rất quý, nếu có khí sắc như thế mà hình dạng dưới lớn trên nhọn, hoặc ở ngoài đi ngang qua, hoặc bay phân tán là không phải nơi ấy có, phải phân biệt kẻo nhân họa.
Thiên Sứ: Trên đây là phép xem khí sắc của ngôi nhà. Phép này rất khó giảng trên mạng hoặc offline. Tôi chỉ đưa vào đây để anh chị em có khái niệm và tự nghiên cứu. Hoặc phải có lần họp lớp lấy ngay nhà ai đó làm thí dụ giảng trực tiếp. Chỉ người có mặt mới cảm nhận được. Còn không thì anh chị em phải tự chiêm nghiệm.
II. PHÉP XEM HÌNH CƠ DƯƠNG TRẠCH
Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt, nên phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà nhiều căn cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào một toà mà xem. Có cái phải xem chiều nằm ngang, có cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác nhau, nhưng cũng không ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung. Nhưng hiềm là ý nghĩa của ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.II. PHÉP XEM HÌNH CƠ DƯƠNG TRẠCH
Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt, nên phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà nhiều căn cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào 1 toà, mà xem. Có cái phải xem chiều nằm ngang, có cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác nhau, nhưng cũng không ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung. Nhưng hiềm là ý nghĩa của ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.
II - 1:DƯƠNG TRẠCH CA QUYẾT
1_ Làm nhà theo hình chữ tứ, sẽ phát nhiều tài lộc.
2_ Làm kiểu nhà chữ kim, thì giàu của nhiều con.
3_ Làm nhà hình chữ bát, thì bị cô hàn bịnh tật!
4_ Làm nhà hình chữ hoả, thì bị bịnh đờm siên bế tắc.
5_ Hình nhà như chữ nhân thì chỉ có một con thôi. Lại bị bệnh vàng, bủng, ôm yếu, chân tay thường co quắp.
6_ Nhà cất như hình mộc tinh dài thì khắc vợ và chết non !
7_ Nhà như hình kim tinh thấp, sẽ bị cô quả và bị đau mắt.
8_ Nhà làm như hình thổ tinh vuông, được giàu sang nổi tiếng.
9_ Nhà làm như hình thuỷ tinh, không bằng nhau, tức so le cái cao cái thấp, cái ra cái vào, con cahú ngỗ nghịch, nghèo hèn.
10_ Nhà như hình hoả tinh tam giác, thì sinh mục nhọt ở miệng, lưỡi và , mắt v.v…
11_ Cách khoảng 5 bước có 2 lân nhà, được giàu sang phú quý.
12_ Hình nhà hợp với sao thái dương, có nhiều người làm quan to.
13_ Thế nhà đấu tinh, sẽ phát hoạnh tài và vượng đinh.
14_ Nhà như hình cái quạt, sẽ bị mắc bịnh lao và phiêu bạt xứ người.15_ Nhà thì lớn rường cột lại nhỏ, thì người này hay ôm yếu không thọ lâu.
16_ Nhà nhỏ rường cột quá to lớn, thì người bị mắc bệnh ung sủng khó mà sống lâu được.
17_ Cây thượng lương nhỏ, cột nhà lại to hơn là nô bộc khinh chủng, nhà hèn.
18_ Rường nhà ( cây thượng lương ) lớn, cột nhà lại nhỏ quá, bị người hà hiếp.
19_ Bên dưới ( cánh tay ) có nhà ngang, nhiều con vượng lục sát.
20_ Ở dưới vách có nhà nhỏ tiên, có nhiều ruộng thóc, lúa cũ mục nát chưa dùng đến.
21_ Nhà có nhiều cột mà không mái che ngang, sinh bịnh ôn hoàng, đứng lên té ngã xuống.
22_ Nhà quá lớn sẽ không kín gió, thì của cải tán, người không.
23_ Nhà ở mà trông thấy như thùng hố chôn người, thì sẽ bị cô quả, ít đinh số (đàn ông).24_ Trong nhà nền đất một mặt bằng phẳng, thì giàu sang nổi tiếng tăm khắp vùng gần xa.
25_ Nhà mà ở đằng trước cao, đằng sau thấp, sẽ bị tổn con khắc vợ.
26_ Đằng sau nhà cao, đằng trước nhà lại thấp, thì người già kẻ trẻ phân nhiều đều bị u mê tối tăm.
27_ Nhà ở giữa cao, đằng trước, đằng sau thấp, thì vợ chồng mày mặt không hoà thuận.
28_ Nhà ở giữa cao, bên tả, bên hữu thấp, thì trong nhà cãi cọ chông ngoảnh phía đông, vợ trông phía tây.
29_ Nhà ở đằng trước hiên sánh ( công sở ) ở đằng sau, thì tiền của như bèo trôi, mây nổi tức hao tán mau chóng.
30_ Cột nhà bị gãy lấy cây chống xiên tréo, thì đồn đại, huyên náo là gia nghệp nghiêng đổ.
31_ Mái hiên ( tức mái tranh ) nhà rộng rãi thì được tốt lành, nếu chật hẹp thì người trong nhà phần nhiều hay tật bịnh.
32_ Nước đầu giọt tránh bắn vào trong phòng, đến năn vận xấu thời bị tội thương đau.
33_ Trong phòng nhà có cây cỏ mọc cao, thì nạn đẻ khó tránh.
34_ Tường vách dưới chân nhà vỡ lở, thì tán tài tai ương!
35_ Nhà ở bốn phía có thuỷ phản vào, thì nhà bị mọt, kiến mối gặn đục rỗng cột.36_ Đằng trước nhà có bậc thềm thè ra, thì đời đời sinh sản ra người hiền tài.37_ Mái tranh đằng sau chìa ra như đuôi cá, thì bị bệnh ôn dịch tổn hại trẻ con.
38_ Nhà ở cột vách không liên tiếp nhau, thì bị bệnh tật, biệt vợ xa con.
39_ Bên tả khuyết thì con trai bị tổn thương.
40_ Bên hữu không khuyết, thìcon gái bị bại vong.
41_ Chỗ gà đậu hướng vào nhà, thì sinh ra bệnh tật nhiều.
42_ Cột vách bị mối mọt rỗng không, thì sinh đau răng điếc.
43_ Trong nhà đất lỡ vỡ, thì xảy nhiều sự phức tạp hao tổn.
44_ Ở đằng trước cửa nhà, mà có cái nhà đổ nát, thì sinh ra khẩu thiệt, kiện cáo lôi thôi liên tiên.
45_ Nhà mà ở lạnh lẽo như nhà giam gọi là” thiên lao” thì tiêu xơ xác như long cháy mau chóng.
46_ Có lạnh nước chảy ngầm xuyên trong nền nhà, thì hay sinh ra bệnh trĩ hoặc phong sang đỗ máu mũi.
47_ Trên nóc nhà lại làm them cái nóc nhà nhỏ nữa, thì trẻ con khó giữa toàn tánh mạng.
48_ Nhà như hình miệng sọt dúm lại, thì bán hết ruộng mương rồi bỏ làng đi nơi khác.
49_ Đằng trước nhà có nóc nhà cao quá, thì bị cô quả, kêu khóc đêm ngày.
50_ Đằng trước nhà là nhà lầu, đằng sau là nhà chính thì chồng chết, vợ ở goá, không con trai.
51_ Nhà phụ tùng cao hơn nhà chính, thì thoái bại của để cho người khác ăn.
52_ Nhà ở gần cạnh thấp mà gãy lưng, thì sẽ bị hoành hoạ và hoả thêu ( cháy nhà )
53_ Bốn phía nhà đều một hang chạy dài, thì quỹ tiền hết, không có lương ăn áo mặc.
54_ Nhà như hình cái thước gấp, thì trong nhà bị nhiều cảnh đau buồn thảm thương!
55_ Nếu ở cái nhà mà 2 bên lạnh rét, thì sẽ nghèo khổ, tai hoạ đến rất mau.
56_ Sửa chữa lại nhà mà lay động cả kèo cột, thì hung, làm thương tổn cả người cùng chung cốt nhục.
57_ Đầu đòn nóc nhà cạnh đâm thẳng vào lưng nhà mình ở, thì ra ngoài phải phòng quân giặc cướp.
58_ Tường chu vi ngay mà hướng nhà thiên thẹo, lệch lạc thì rất là hung, người nhà sợ hãi sự quái lạ.
59_ Kiểu nhà rối rít như cái bánh kem, thì thoái lại không thể gàu mạnh được.
60_ Trước nhà có cái nhà khác gác thẳng vào nhà mình, thì hay sinh bệnh, bị tang chế và đau mắt.
61_ Những lôi đi ở trong nhà thiên thẹo, thì lâu năm sẽ sinh ra sự rối loạn như mối tơ gai.
62_ Đắp hình người làm cột nhà, thì 3 năm lại có 1 kỳ khóc lóc, tức là có người chết.
63_ tường cũ đổ gãy khí xây đắp lại nên giữa đúng chân móng trước không nên làm sai khác.
64_ Cái nhà chính mà trong lòng nhà rộng rãi, sang sủa, thì được thịnh vượng không bị hao tán.
65_ Cái nhà chính mà đinh đóng vào cây gỗ hoặc tre, làm cột kèo v.v…sẽ sinh quái, bịnh ẩn chứa trong người?
66_ Đanh cột máng đổ như tên bắn chỉ vào nhà thì sẽ có nô bộc mưu sát chủ nhà chết.
67_ Nhà làm 9 gian, theo hình chữ tĩnh thì sẽ phú quý.
68_ Đất ở đằng sau nhà rộng hơn đầu nhà, thì sẽ có kim tiên bổng lộc chứa nhiều.
Những câu ca dao này tuy quê cục, nhưng câu nào cũng ứng nghiệm cả.
Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt, nên phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà nhiều căn cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào một toà mà xem. Có cái phải xem chiều nằm ngang, có cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác nhau, nhưng cũng không ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung. Nhưng hiềm là ý nghĩa của ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.II. PHÉP XEM HÌNH CƠ DƯƠNG TRẠCH
Hình dạng về nhà cửa có nhiều kiểu khác nhau, vậy sự hung cát cũng khác nhau biệt, nên phép xem dạng nhà cũng phải tuỳ đó mà xét đoán, có nhiều cách xem; có cái nhà nhiều căn cùng một dãy, có cái tóm vẹn cả vào 1 toà, mà xem. Có cái phải xem chiều nằm ngang, có cái phải xem chiều đứng, đều phân biệt rõ mà xem xét.Tuỳ rằng khác nhau, nhưng cũng không ngoài cái phép lấy ngũ hành sinh, khắc để phân biệt cát, hung. Nhưng hiềm là ý nghĩa của ngũ hành quái sao sâu sắc, chứ không dễ dàng như hình ngôi nhà mà ngưòi ta dùng con mắt thông thường của mọi người mà ai ai cũng có thể phân biệt được tốt xấu được đâu!
Nay tôi (Tác giả Việt Hải) phiên âm bài thi ca vẫn 5 chữ một câu và giải nghĩa rõ ra như dưới đây để các độc giả cùng xem xét và nghiên cứu.
II - 1:DƯƠNG TRẠCH CA QUYẾT
1_ Làm nhà theo hình chữ tứ, sẽ phát nhiều tài lộc.
2_ Làm kiểu nhà chữ kim, thì giàu của nhiều con.
3_ Làm nhà hình chữ bát, thì bị cô hàn bịnh tật!
4_ Làm nhà hình chữ hoả, thì bị bịnh đờm siên bế tắc.
5_ Hình nhà như chữ nhân thì chỉ có một con thôi. Lại bị bệnh vàng, bủng, ôm yếu, chân tay thường co quắp.
6_ Nhà cất như hình mộc tinh dài thì khắc vợ và chết non !
7_ Nhà như hình kim tinh thấp, sẽ bị cô quả và bị đau mắt.
8_ Nhà làm như hình thổ tinh vuông, được giàu sang nổi tiếng.
9_ Nhà làm như hình thuỷ tinh, không bằng nhau, tức so le cái cao cái thấp, cái ra cái vào, con cahú ngỗ nghịch, nghèo hèn.
10_ Nhà như hình hoả tinh tam giác, thì sinh mục nhọt ở miệng, lưỡi và , mắt v.v…
11_ Cách khoảng 5 bước có 2 lân nhà, được giàu sang phú quý.
12_ Hình nhà hợp với sao thái dương, có nhiều người làm quan to.
13_ Thế nhà đấu tinh, sẽ phát hoạnh tài và vượng đinh.
14_ Nhà như hình cái quạt, sẽ bị mắc bịnh lao và phiêu bạt xứ người.15_ Nhà thì lớn rường cột lại nhỏ, thì người này hay ôm yếu không thọ lâu.
16_ Nhà nhỏ rường cột quá to lớn, thì người bị mắc bệnh ung sủng khó mà sống lâu được.
17_ Cây thượng lương nhỏ, cột nhà lại to hơn là nô bộc khinh chủng, nhà hèn.
18_ Rường nhà ( cây thượng lương ) lớn, cột nhà lại nhỏ quá, bị người hà hiếp.
19_ Bên dưới ( cánh tay ) có nhà ngang, nhiều con vượng lục sát.
20_ Ở dưới vách có nhà nhỏ tiên, có nhiều ruộng thóc, lúa cũ mục nát chưa dùng đến.
21_ Nhà có nhiều cột mà không mái che ngang, sinh bịnh ôn hoàng, đứng lên té ngã xuống.
22_ Nhà quá lớn sẽ không kín gió, thì của cải tán, người không.
23_ Nhà ở mà trông thấy như thùng hố chôn người, thì sẽ bị cô quả, ít đinh số (đàn ông).24_ Trong nhà nền đất một mặt bằng phẳng, thì giàu sang nổi tiếng tăm khắp vùng gần xa.
25_ Nhà mà ở đằng trước cao, đằng sau thấp, sẽ bị tổn con khắc vợ.
26_ Đằng sau nhà cao, đằng trước nhà lại thấp, thì người già kẻ trẻ phân nhiều đều bị u mê tối tăm.
27_ Nhà ở giữa cao, đằng trước, đằng sau thấp, thì vợ chồng mày mặt không hoà thuận.
28_ Nhà ở giữa cao, bên tả, bên hữu thấp, thì trong nhà cãi cọ chông ngoảnh phía đông, vợ trông phía tây.
29_ Nhà ở đằng trước hiên sánh ( công sở ) ở đằng sau, thì tiền của như bèo trôi, mây nổi tức hao tán mau chóng.
30_ Cột nhà bị gãy lấy cây chống xiên tréo, thì đồn đại, huyên náo là gia nghệp nghiêng đổ.
31_ Mái hiên ( tức mái tranh ) nhà rộng rãi thì được tốt lành, nếu chật hẹp thì người trong nhà phần nhiều hay tật bịnh.
32_ Nước đầu giọt tránh bắn vào trong phòng, đến năn vận xấu thời bị tội thương đau.
33_ Trong phòng nhà có cây cỏ mọc cao, thì nạn đẻ khó tránh.
34_ Tường vách dưới chân nhà vỡ lở, thì tán tài tai ương!
35_ Nhà ở bốn phía có thuỷ phản vào, thì nhà bị mọt, kiến mối gặn đục rỗng cột.36_ Đằng trước nhà có bậc thềm thè ra, thì đời đời sinh sản ra người hiền tài.37_ Mái tranh đằng sau chìa ra như đuôi cá, thì bị bệnh ôn dịch tổn hại trẻ con.
38_ Nhà ở cột vách không liên tiếp nhau, thì bị bệnh tật, biệt vợ xa con.
39_ Bên tả khuyết thì con trai bị tổn thương.
40_ Bên hữu không khuyết, thìcon gái bị bại vong.
41_ Chỗ gà đậu hướng vào nhà, thì sinh ra bệnh tật nhiều.
42_ Cột vách bị mối mọt rỗng không, thì sinh đau răng điếc.
43_ Trong nhà đất lỡ vỡ, thì xảy nhiều sự phức tạp hao tổn.
44_ Ở đằng trước cửa nhà, mà có cái nhà đổ nát, thì sinh ra khẩu thiệt, kiện cáo lôi thôi liên tiên.
45_ Nhà mà ở lạnh lẽo như nhà giam gọi là” thiên lao” thì tiêu xơ xác như long cháy mau chóng.
46_ Có lạnh nước chảy ngầm xuyên trong nền nhà, thì hay sinh ra bệnh trĩ hoặc phong sang đỗ máu mũi.
47_ Trên nóc nhà lại làm them cái nóc nhà nhỏ nữa, thì trẻ con khó giữa toàn tánh mạng.
48_ Nhà như hình miệng sọt dúm lại, thì bán hết ruộng mương rồi bỏ làng đi nơi khác.
49_ Đằng trước nhà có nóc nhà cao quá, thì bị cô quả, kêu khóc đêm ngày.
50_ Đằng trước nhà là nhà lầu, đằng sau là nhà chính thì chồng chết, vợ ở goá, không con trai.
51_ Nhà phụ tùng cao hơn nhà chính, thì thoái bại của để cho người khác ăn.
52_ Nhà ở gần cạnh thấp mà gãy lưng, thì sẽ bị hoành hoạ và hoả thêu ( cháy nhà )
53_ Bốn phía nhà đều một hang chạy dài, thì quỹ tiền hết, không có lương ăn áo mặc.
54_ Nhà như hình cái thước gấp, thì trong nhà bị nhiều cảnh đau buồn thảm thương!
55_ Nếu ở cái nhà mà 2 bên lạnh rét, thì sẽ nghèo khổ, tai hoạ đến rất mau.
56_ Sửa chữa lại nhà mà lay động cả kèo cột, thì hung, làm thương tổn cả người cùng chung cốt nhục.
57_ Đầu đòn nóc nhà cạnh đâm thẳng vào lưng nhà mình ở, thì ra ngoài phải phòng quân giặc cướp.
58_ Tường chu vi ngay mà hướng nhà thiên thẹo, lệch lạc thì rất là hung, người nhà sợ hãi sự quái lạ.
59_ Kiểu nhà rối rít như cái bánh kem, thì thoái lại không thể gàu mạnh được.
60_ Trước nhà có cái nhà khác gác thẳng vào nhà mình, thì hay sinh bệnh, bị tang chế và đau mắt.
61_ Những lôi đi ở trong nhà thiên thẹo, thì lâu năm sẽ sinh ra sự rối loạn như mối tơ gai.
62_ Đắp hình người làm cột nhà, thì 3 năm lại có 1 kỳ khóc lóc, tức là có người chết.
63_ tường cũ đổ gãy khí xây đắp lại nên giữa đúng chân móng trước không nên làm sai khác.
64_ Cái nhà chính mà trong lòng nhà rộng rãi, sang sủa, thì được thịnh vượng không bị hao tán.
65_ Cái nhà chính mà đinh đóng vào cây gỗ hoặc tre, làm cột kèo v.v…sẽ sinh quái, bịnh ẩn chứa trong người?
66_ Đanh cột máng đổ như tên bắn chỉ vào nhà thì sẽ có nô bộc mưu sát chủ nhà chết.
67_ Nhà làm 9 gian, theo hình chữ tĩnh thì sẽ phú quý.
68_ Đất ở đằng sau nhà rộng hơn đầu nhà, thì sẽ có kim tiên bổng lộc chứa nhiều.
Những câu ca dao này tuy quê cục, nhưng câu nào cũng ứng nghiệm cả.
II - 2:BÀI VẤN ĐÁP VỀ SỰ PHÚC HOẠ
- Do sửa chữa nhà cửa cũ -
Người ta thường thấy có cái nhà cũ vẫn yên lành thịnh vượng, chỉ sửa chữa canh cải lại mà hoá ra bất lợi, dần dần sa sút rồi bại tuyệt luôn. Đó là bởi lúc làm đã phạm xung sát vào phòng, nên bị hại, phạm sát có nhiều cách, như là làm: phanh xẻ, đâm xé, xung xạ, thay đổi, thêm bớt, không hợp với kiểu cách tốt, là những đều rất kỵ. Vậy muốn tu tạo lại phải hiểu biết cái lành, cái dữ, phải thận trọng chớ nên phóng túng, phí công vô ích, còn bị lâm hoạ nữa không chừng! Nay lấy những kiểu hình của nhà cũ và nhà mới, đưa ra để làm câu vấn đáp cho các độc giả nhà nhận thấy rõ ràng, cùng suy xét, cùng kinh nghiệm, sẽ tự hiểu biết mà tìm lành, tránh dữ, đầy đủ như sau.
* Hỏi: Thế nào là "Sáp sí phòng"?
Đáp: Cái nhà cũ lại làm tiếp thêm cái mái nữa ở đằng trước hoặc đằng sau để làm cái phòng nhỏ liền 1 mái, gọi là sáp sí phòng ( sáp là gài chắp, sí là cái cánh loài chim, phòng là buồng ).
* Hỏi: Thế nào là "Đơn nhĩ phòng"?
Đáp: Là với phòng nhà cũ, ở đầu bên tả lại làm thêm cái nhà nhỏ nữa gọi là đơn nhĩ phòng ( tức là nhà có 1 tai ) thì tổn thương trẻ nhỏ, sẽ tự ải ( tự sát phơi xác ), sanh bịnh phong sang, phá tài sản, đàn bà khó sanh đẻ, chân tay phù thủng v.v… có thì bỏ đi, không thì đừng làm nữa.
* Hỏi: Thế nào là "Thiên thân phòng" ?
Đáp: Cái nhà cũ 2,3 gian liên nhau, hoặc mới cũ tương tiếp, phòng thành hình thể của cái nhà, là thiên thân phòng. Tức như người lệch lạch thân thể thì hao tổn, lục súc, điền sản, sinh bịnh ôn dịch, lao tế, mẹ chồng con dâu bị quả phụ, trẻ nhỏ thường lạnh tỷ, vị, hoạn nạn bất lợi.
Chú thích: Chỉ gọi là "Thiên thân phòng" khi xây thêm phòng mới tạo ra một hình thể không cân đối, mất thẩm mỹ trong "cấu trúc hình thể nhà", mới sinh ra "Thiên thân phòng". Không phải bất cứ việc xây dựng mới nào cũng là Thiên thân phòng.Thiên Sứ
* Hỏi: Thế nào là "Song nhĩ phòng"?
Đáp: Ở đằng sau cái nhà to lại thêm 2 cái nhà nhỏ ở liền bên tả, bên hữu đều có cân đối như nhà có 2 tai, nên gọi là song nhĩ phòng thì gây ra tự ải đầu hà ( tức là đầu xuống sông, xuống giếng ) sinh nhiều bịnh tật, độc ác, trẻ nhỏ nhiều tai nạn, bất lợi lớn, nên bỏ đi.
Chú thích: Anh chị em lưu ý là "Đằng sau cái nhà to" và "hai bên tả hữu", chứ không phải là "Bên cạnh". Thiên Sứ
* Hỏi: Thế nào "Bảo bốc tinh phòng"?
Đáp: Cái nhà lớn, lại làm thêm 1 cái nhà nhỏ để lên mái ( nóc ) ở đằng sau hoặc đằng trước là bốc tinh phòng thì đại phá tài, khó sinh đẻ, điếc mù bệnh tật, điên khùng, động kinh, phong hoả, đạo tặc, đại hung, nên triệt trừ.
Chú thích: Một số kiến trúc hiện đại có kiểu cấu trúc này. Khi nào chợt thấy tôi sẽ chụp hình ảnh đưa lên đây. Nhà có tum, không phải Bốc tinh phòng, vì không đăt trên "mái". TS
* Hỏi: Thế nào là "Ám tiễn phòng?
Đáp: Cái chính đường ( tức cái nhà lớn ) có 1 đầu kèo, hoặc đao góc trái nhà, hoặc đòn tay nhà khác chỉ thẳng vào chính đằng trước hay đằng sau, hoặc cái nhà nhỏ ở đằng sau lưng đà lên cái nhà khác xung thắng ngay vào nhà mình, đều là Ám tiễn phòng cả thì người gia trưởng bại tài sản, thương lục súc, bị giặc cướp đại hung.
* Hỏi: Thế nào là "Lộ tích phòng"?
Đáp: nhà cũ lâu năm mái lợp bị bay tuột cả, phơi cả nóc, cột v.v…gọi là lộ tích ( tức hở xương sống ) thì mưa gió thấm nước nát cột vách, thì phá tan tài sản, bị bịnh sang độc chết non, bỏ quả phụ.
Chú thích: Đây là trường hợp hình nhà lộ nóc tôi đã trình bày. Tôi sẽ đưa hình minh họa vào đây.
* Hỏi: Thế nào bảo là "Xích cước phòng"?
_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng 2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…
* Hỏi: Thế nào gọi là "Lộ cột phòng"? "Khô cốt phòng"?
Đáp: Nhà cũ lâu ngày mái nát không có rơm, cỏ lợp, hoặc tường vách không đắp, trét đất kín gọi là Lộ cốt phòng ( nhà phơi hở xương ) thì nam nữ đa bịnh phong tình, tà dâm, sang độc v.v…
Khô cốt phòng, là cái nhà mới cất dựng lên 2,3 năm tường vách không che lợp bị mưa thấm, vỡ lở, thì hao tán gia tài, con cháu chết non.
Chú thích: Những căn nhà hiện đại cũng rơi vào trường hợp này.
Hình minh họa: Mái nhà này phạm "Lộ cốt phòng".
Hỏi: Thế nào là "Đơn xí phòng? "Song si phòng"?
Đáp: Đơn xí phòng là cái nhà cũ, tường bên tả cài thêm 1 cái mái làm chái ( hiên ) hoặc thuận hoặc nghịch thành 1 cái phòng nhỏ, thì trước hại con cháu, sau tổn huyết tài bản thân và kêu quái dị, đầu mặt mọc mụn v.v.
Song xí phòng là cái nhà chính đường, bên tả, bên hữu nóc phục thấp, trên làm thêm cái mái, xẻ ra làm thêm cái phòng… nữa, thì bị ly hương, đào tẩu bị xe cán đau thương, con cháu bài bạc, phá gia bại sản.
Hỏi: Thế nào gọi là "Quy bối trang đầu phòng"?
Đáp: Cái nhà cũ 4 bên mái thấp xuống, lại làm thêm cái mái hiên nhỏ ở trước cửa, hoặc cái phòng nhỏ ở gian nhỏ thò ra, nóc nhà chính trung cao, trông như cái lưng con rùa, có đầu, nên gọi là quy bôi trang đầu phòng ( làm thêm cái đầu ) thì sẽ bị tê liệt, lao, bịnh bức khí, hoặc đui, điếc, thương tổn người, vật, hao tán tài sản v.v…
Hỏi: Thế nào là "Lậu tinh phòng"? "Phi đầu phòng"?
Đáp: Lậu tinh phòng là cái nhà cũ thốt nhiên mở thêm 5,7 cửa sổ ở 4 mặt tường, mở 2,3 chỗ cửa ngõ ở ngoài phòng nhà. ( tức tiết lộ cho ngoài soi chiếu vào phòng ) thì hư hao tài vật, ma tà mơ mộng, trẻ nhỏ sinh bịnh tà phong, thủng v.v…
Phi đầu phòng là trên đỉnh nóc nhà, làm thêm 1 cái mái nữa, để che nhà như cái lọng có cột, không có sống lưng, hoặc lấy rơm lợp trùng cho có vẻ đặt biệt khác mọi người, như vậy thì độc con trai hay đổ máu mũi, con gái bị thọt chân, trẻ nhỏ sinh kinh phong, quái bệnh v.v…
* Hỏi: Thế nào là "Ỷ đài phòng"? "Phượng đài phòng"?
Đáp: Ỷ đài phòng là 1 toà nhà ở giữa chỗ đường to qua lại, 4 mặt tường cao, trung tâm nóc nhà thấp xuống, 4 đường đi xung thẳng vào nhà, thì sinh bịnh yết hầu, trộm cướp tán tài, đàn bà ác nghiệt v.v…
Phượng đài phòng là cái nhà cũ hiện đang ở, bỗng nhiên tạo thêm 1 cái nhà lầu nhỏ giữa trung tâm, 4 mặt cửa sổ dờm vào, thì người gia trưởng sinh bịnh than loán ( tê liệt ) kiện cáo, phá sản, hoả tai, hoạ hoạn rất hung dữ !
* Hỏi: Thế nào là "Đơn truỵ phòng"? "Song trắc phòng"?
Đáp: "Đơn truỵ phòng" là cái nhà lớn, đầu bên tả làm tiếp thêm 1 cái nhỏ mà hướng phản ra ngoài, thì người lớn, trẻ con tính mạng không yên, phá tài, hao tốn, lục súc và nhiều bịnh ngấm trong thân.
Song trắc phòng là cái nhà lớn đầu bên tả có cái nhà nhỏ nữa, nếu bên tả bên hữu 2 đầu có thì gọi là “song trắc phòng” (2 cái nhà bên cạnh ) thì hay cãi cọ nhau, tán tài, tai hoạ.
- Do sửa chữa nhà cửa cũ -
Người ta thường thấy có cái nhà cũ vẫn yên lành thịnh vượng, chỉ sửa chữa canh cải lại mà hoá ra bất lợi, dần dần sa sút rồi bại tuyệt luôn. Đó là bởi lúc làm đã phạm xung sát vào phòng, nên bị hại, phạm sát có nhiều cách, như là làm: phanh xẻ, đâm xé, xung xạ, thay đổi, thêm bớt, không hợp với kiểu cách tốt, là những đều rất kỵ. Vậy muốn tu tạo lại phải hiểu biết cái lành, cái dữ, phải thận trọng chớ nên phóng túng, phí công vô ích, còn bị lâm hoạ nữa không chừng! Nay lấy những kiểu hình của nhà cũ và nhà mới, đưa ra để làm câu vấn đáp cho các độc giả nhà nhận thấy rõ ràng, cùng suy xét, cùng kinh nghiệm, sẽ tự hiểu biết mà tìm lành, tránh dữ, đầy đủ như sau.
* Hỏi: Thế nào là "Sáp sí phòng"?
Đáp: Cái nhà cũ lại làm tiếp thêm cái mái nữa ở đằng trước hoặc đằng sau để làm cái phòng nhỏ liền 1 mái, gọi là sáp sí phòng ( sáp là gài chắp, sí là cái cánh loài chim, phòng là buồng ).
* Hỏi: Thế nào là "Đơn nhĩ phòng"?
Đáp: Là với phòng nhà cũ, ở đầu bên tả lại làm thêm cái nhà nhỏ nữa gọi là đơn nhĩ phòng ( tức là nhà có 1 tai ) thì tổn thương trẻ nhỏ, sẽ tự ải ( tự sát phơi xác ), sanh bịnh phong sang, phá tài sản, đàn bà khó sanh đẻ, chân tay phù thủng v.v… có thì bỏ đi, không thì đừng làm nữa.
* Hỏi: Thế nào là "Thiên thân phòng" ?
Đáp: Cái nhà cũ 2,3 gian liên nhau, hoặc mới cũ tương tiếp, phòng thành hình thể của cái nhà, là thiên thân phòng. Tức như người lệch lạch thân thể thì hao tổn, lục súc, điền sản, sinh bịnh ôn dịch, lao tế, mẹ chồng con dâu bị quả phụ, trẻ nhỏ thường lạnh tỷ, vị, hoạn nạn bất lợi.
Chú thích: Chỉ gọi là "Thiên thân phòng" khi xây thêm phòng mới tạo ra một hình thể không cân đối, mất thẩm mỹ trong "cấu trúc hình thể nhà", mới sinh ra "Thiên thân phòng". Không phải bất cứ việc xây dựng mới nào cũng là Thiên thân phòng.Thiên Sứ
* Hỏi: Thế nào là "Song nhĩ phòng"?
Đáp: Ở đằng sau cái nhà to lại thêm 2 cái nhà nhỏ ở liền bên tả, bên hữu đều có cân đối như nhà có 2 tai, nên gọi là song nhĩ phòng thì gây ra tự ải đầu hà ( tức là đầu xuống sông, xuống giếng ) sinh nhiều bịnh tật, độc ác, trẻ nhỏ nhiều tai nạn, bất lợi lớn, nên bỏ đi.
Chú thích: Anh chị em lưu ý là "Đằng sau cái nhà to" và "hai bên tả hữu", chứ không phải là "Bên cạnh". Thiên Sứ
* Hỏi: Thế nào "Bảo bốc tinh phòng"?
Đáp: Cái nhà lớn, lại làm thêm 1 cái nhà nhỏ để lên mái ( nóc ) ở đằng sau hoặc đằng trước là bốc tinh phòng thì đại phá tài, khó sinh đẻ, điếc mù bệnh tật, điên khùng, động kinh, phong hoả, đạo tặc, đại hung, nên triệt trừ.
Chú thích: Một số kiến trúc hiện đại có kiểu cấu trúc này. Khi nào chợt thấy tôi sẽ chụp hình ảnh đưa lên đây. Nhà có tum, không phải Bốc tinh phòng, vì không đăt trên "mái". TS
* Hỏi: Thế nào là "Ám tiễn phòng?
Đáp: Cái chính đường ( tức cái nhà lớn ) có 1 đầu kèo, hoặc đao góc trái nhà, hoặc đòn tay nhà khác chỉ thẳng vào chính đằng trước hay đằng sau, hoặc cái nhà nhỏ ở đằng sau lưng đà lên cái nhà khác xung thắng ngay vào nhà mình, đều là Ám tiễn phòng cả thì người gia trưởng bại tài sản, thương lục súc, bị giặc cướp đại hung.
* Hỏi: Thế nào là "Lộ tích phòng"?
Đáp: nhà cũ lâu năm mái lợp bị bay tuột cả, phơi cả nóc, cột v.v…gọi là lộ tích ( tức hở xương sống ) thì mưa gió thấm nước nát cột vách, thì phá tan tài sản, bị bịnh sang độc chết non, bỏ quả phụ.
Chú thích: Đây là trường hợp hình nhà lộ nóc tôi đã trình bày. Tôi sẽ đưa hình minh họa vào đây.
* Hỏi: Thế nào bảo là "Xích cước phòng"?
_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng 2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…
* Hỏi: Thế nào gọi là "Lộ cột phòng"? "Khô cốt phòng"?
Đáp: Nhà cũ lâu ngày mái nát không có rơm, cỏ lợp, hoặc tường vách không đắp, trét đất kín gọi là Lộ cốt phòng ( nhà phơi hở xương ) thì nam nữ đa bịnh phong tình, tà dâm, sang độc v.v…
Khô cốt phòng, là cái nhà mới cất dựng lên 2,3 năm tường vách không che lợp bị mưa thấm, vỡ lở, thì hao tán gia tài, con cháu chết non.
Chú thích: Những căn nhà hiện đại cũng rơi vào trường hợp này.
Hình minh họa: Mái nhà này phạm "Lộ cốt phòng".
Hỏi: Thế nào là "Đơn xí phòng? "Song si phòng"?
Đáp: Đơn xí phòng là cái nhà cũ, tường bên tả cài thêm 1 cái mái làm chái ( hiên ) hoặc thuận hoặc nghịch thành 1 cái phòng nhỏ, thì trước hại con cháu, sau tổn huyết tài bản thân và kêu quái dị, đầu mặt mọc mụn v.v.
Song xí phòng là cái nhà chính đường, bên tả, bên hữu nóc phục thấp, trên làm thêm cái mái, xẻ ra làm thêm cái phòng… nữa, thì bị ly hương, đào tẩu bị xe cán đau thương, con cháu bài bạc, phá gia bại sản.
Hỏi: Thế nào gọi là "Quy bối trang đầu phòng"?
Đáp: Cái nhà cũ 4 bên mái thấp xuống, lại làm thêm cái mái hiên nhỏ ở trước cửa, hoặc cái phòng nhỏ ở gian nhỏ thò ra, nóc nhà chính trung cao, trông như cái lưng con rùa, có đầu, nên gọi là quy bôi trang đầu phòng ( làm thêm cái đầu ) thì sẽ bị tê liệt, lao, bịnh bức khí, hoặc đui, điếc, thương tổn người, vật, hao tán tài sản v.v…
Hỏi: Thế nào là "Lậu tinh phòng"? "Phi đầu phòng"?
Đáp: Lậu tinh phòng là cái nhà cũ thốt nhiên mở thêm 5,7 cửa sổ ở 4 mặt tường, mở 2,3 chỗ cửa ngõ ở ngoài phòng nhà. ( tức tiết lộ cho ngoài soi chiếu vào phòng ) thì hư hao tài vật, ma tà mơ mộng, trẻ nhỏ sinh bịnh tà phong, thủng v.v…
Phi đầu phòng là trên đỉnh nóc nhà, làm thêm 1 cái mái nữa, để che nhà như cái lọng có cột, không có sống lưng, hoặc lấy rơm lợp trùng cho có vẻ đặt biệt khác mọi người, như vậy thì độc con trai hay đổ máu mũi, con gái bị thọt chân, trẻ nhỏ sinh kinh phong, quái bệnh v.v…
* Hỏi: Thế nào là "Ỷ đài phòng"? "Phượng đài phòng"?
Đáp: Ỷ đài phòng là 1 toà nhà ở giữa chỗ đường to qua lại, 4 mặt tường cao, trung tâm nóc nhà thấp xuống, 4 đường đi xung thẳng vào nhà, thì sinh bịnh yết hầu, trộm cướp tán tài, đàn bà ác nghiệt v.v…
Phượng đài phòng là cái nhà cũ hiện đang ở, bỗng nhiên tạo thêm 1 cái nhà lầu nhỏ giữa trung tâm, 4 mặt cửa sổ dờm vào, thì người gia trưởng sinh bịnh than loán ( tê liệt ) kiện cáo, phá sản, hoả tai, hoạ hoạn rất hung dữ !
* Hỏi: Thế nào là "Đơn truỵ phòng"? "Song trắc phòng"?
Đáp: "Đơn truỵ phòng" là cái nhà lớn, đầu bên tả làm tiếp thêm 1 cái nhỏ mà hướng phản ra ngoài, thì người lớn, trẻ con tính mạng không yên, phá tài, hao tốn, lục súc và nhiều bịnh ngấm trong thân.
Song trắc phòng là cái nhà lớn đầu bên tả có cái nhà nhỏ nữa, nếu bên tả bên hữu 2 đầu có thì gọi là “song trắc phòng” (2 cái nhà bên cạnh ) thì hay cãi cọ nhau, tán tài, tai hoạ.
* Hỏi: Thế nào là "Cô khô phòng"? "Điêu linh phòng"?
Đáp: Cái nhà lớn 2 đầu nhà lại làm thêm tiếp 1 cái nhà nhỏ đè lên nóc gọi là cô khô phòng, thì tan của hết người, lớn, nhỏ đều bất lợi, thường bị hoành hoạ mất mạng. Nếu cùng làm từ lúc mới dựng nhà lớn thì không hại, chỉ vì làm thêm sau thì mới độc.
Điêu linh phòng là cái nhà cũ lâu năm không lợp ngói, thì sinh bịnh huyệt quang, tai họa không ở yên, nên tu bổ lại ngay thì mới được yên lành.
* Hỏi: Thế nào là "Phô xí phòng"? "Lộ lương phòng"?
Đáp : Phô xí phòng là cái nhà lớn lại làm thêm cái mái mới ở bên tả hay bên hữu, hoặc đằng trước, đằng sau, thì tổn thương trẻ nhỏ, con cháu không vượng, bỏ đi thì lành.
Lộ lương phòng là 2 cái đầu nóc nhà thò phô lộ ra, thì đau ôm tai hoạ, nên bỏ đi.
* Hỏi: Thế nào là xưởng ốc phòng? lộ chửu phòng?
Đáp: Nhà dựng lên mà không lợp kín gọi là xưởng ốc phòng, thì con trưởng chết non! Con trẻ đau yêú, trộm cướp hoả hoạn, đàn bà bị tật bịnh.
Lộ chửu phòng là góc nhà không hợp đều dặn để lộ cây ra như khuỷu tay, nên bảo là lộ chửu phòng, thì sinh tai hoạ, kiện cáo liên miên, phải cấp tốc, lợp lại hoàn toàn lại, thì mới khỏi đại hoạ đến thân.
*Hỏi: Thế nào là "Cô dương phòng", "Than hoán phòng"?
Đáp: Chỉ có cái nhà trơ trọi, đằng trước và đằng sau không có cái nhà nào nữa, thế là cô dương phòng, thì sẽ bị cô quả, đàn bà bất lợi , trẻ em cũng tai nạn, nếu có 2 cái liên hợp với nhau thì tốt, thiên lệch không tụ hợp thì phá tài, đa sinh khẩu thiệt.
Than hoán phòng là cái nhà cũ, đem bỏ đi 1 nữa, còn lại phân nữa cái. Cái nhà ấy thuộc dương thì đàn ông bị hoạ, thuộc âm thì đàn bà bị tai. (âm dương thì lấy ngũ hành phân biệt ).
* Hỏi: Thế nào là "Trung sương phòng"?
Đáp: Đằng trước, đằng sau đều có phòng (tức nhà) ở khoảng giữa làm đặc biệt 1 cái chái, tức là chái ở giữa 2 bên nhà, thì tiên phú, hậu bần, mạng người không vững, quan sự lôi thôi, nhà sẽ bị bại tuyệt!
* Hỏi : Thế nào là "Cổ trướng phòng"?
Đáp: Cái nhà thuộc hình kim, mà ở phương vị hoả, thì âm vượng, dương suy, nên gọi là "cổ trướng phòng" thì hung lắm, sẽ sinh bịnh hoạn, bại gia.
*Hỏi: Thế nào là "Tự ải phòng", "Đầu hà phòng"?
Đáp: Tự ải phòng là cái nhà trông như sư tử cười trời, chỉ ở đằng xa mới trông thấy được, thì sẽ sinh ra người tự ải ( tự thắt cổ, hay là tự tử ). Nếu bên tả, bên hữu, đằng trước, đằng sau có tường vách góc nhọn đâm xiên vào cũng sinh tự ải.
Đầu hà phòng cũng chỉ ở ngoài xa mới trông đựơc thôi, thấy đầu góc nóc nhà thấp hõm, tức như gục đầu, hoặc ngã về bên cạnh thì sẽ bị ách đầu hà, là đâm đầu xuông sông, xuống giếng mà tự tử…
Hình dạng hung thì có hang trăm ngàn kiểu không thể kể hết được , nhưng tóm lại thì cũng không ngoài việc cái ngũ hành xung khắc và hình thể nhà không ngay thẳng mà hoá ra xâu.
Còn có những hình nhà thuộc hình kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ xấu, tốt, khó có thể kể xiết hết.
Xét kỹ rộng ra, thì cũng không ngoài con mắt của thiên hạ trông chê chán ghét rồi thì lành làm sao được ! Vậy chỉ kể sơ qua mấy cách đại khái trọng yếu như là:
*Nhà làm hình kim tự là muốn cho nhà cửa sáng sủa, tường vách chỉnh đốn, khang trang 4 mặt hiên cùng chiếu tới, thì phú quý vinh hoa, nếu kim hình mà lệch lạc, bên có, bên không, thì cũng hung, hoặc trai, hoặc gái sẽ bị sát.
* Làm nhà kiểu hình con mộc tinh là nóc nhà cao vót, tường vách khởi phục, là để 4 bên mái tranh cũng chiêu vào, thì văn danh đầy dãy v.v…Nếu mộc hoả cử đầu thì ly tán phát tài. Trên phương vị thuộc hoả mà làm nhà lớn, lại có nhà nhỏ ở trên nóc nhô ngóc đầu lên nữa, là mộc hoả cử đầu thì hung.
* Làm nhà theo hình thuỷ, thuỷ mộc thuộc âm, thì phải nên làm cái nhà cho sạch sẽ, khô ráo, chỉnh tề thì tốt lành, nếu cửa phòng thiên méo, tường vách lệch lạc, mái tranh xẻ kê và thấp lụp xụp, tả, hữu lại không có chái, thì hung, sẽ hoá ra nữ giới đa dâm v.v…(hình không đều nhau là thuộc thuỷ).
* Làm nhà kiểu hình hoả, thì phải ở chỗ tàng phong ( không bị gió thổi ) nóc nhà không làm cao và nhọn thì mới lành, nếu tường vây xung quanh, lại dài và nhọn, đầu mái mà lộ ra như răng cưa thì rất hung.
* Làm nhà hình thổ là nóc nhà vuông ngay, 4 góc mái đều thăng bằng nhau, tường không khuyết liệt, thì rộng tiên điền viên, Nếu hai đầu có mái nhỏ rũ xuống, thành “hoả tinh thuỷ xí” thì hay bị kiện cáo, hoả tai, hay cãi lộn trong nhà không hoà thuận v.v…
Những điều lý luận kể ra ở trên, đều căn cứ ở các bản bí truyền của các bậc danh gia và đôi chiếu với những kinh nghiệm đã thấy rõ, chứ không phải là những lời bịa đặt, duy có mấy đều quan hệ đáng chú ý, mà không thấy sách nào đề cập đến, là những đều tôi ( soạn giả ) đã được các vị gia truyền và những vị thức giả tiền bối thân thiện, khẩu truyền thuật giáo cho hay, mà chính tôi cũng tự suy xét công nhận là đúng, vì đã mục kích thấy nhiều nhà có làm như vậy, sau thấy linh ứng quả nhiên nên mới viết thêm ra để công hiên các độc giả, hậu nhân tương lại cùng biết để kinh nghiệm sự cát, hung như sau:
1) Các nhà cũ nát, khi tân canh muốn làm rộng thêm ra, thì nên giữ đúng chân tường nhà đằng sau, muốn thêm rộng bao nhiêu, thì lấy nền nhà thêm ấy về cả sân đằng trước mà dựng nhà, gọi là tiến thần, thì gia nghiệp mới được hưng thịnh, tăng tiến hơn trước. Nếu ngại sân chật hẹp mà làm nhà lùi về đất ở đằng sau, là làm nhà thoái thần, thì sẽ bị suy tàn, người gia trưởng bị bệnh mà chết, rồi sản nghiệp hao tán dần dần hết, nghèo đi không thể phục hồi như cũ được nữa. Nếu cái nhà cũ này không được hướng, không thấy phân kim sai, thì nên lập hướng phân kim lại để hợp với lý của địa cục. Nhưng cũng nên làm tiến về phía trước chớ có đặt lùi về phía sau 1 thước 1 tấc, cũng như thoái thân, thì bị hung bại như đã kễ ở trên.
Chú ý: Đây là nhà cũ làm thêm (Tân Canh) , chứ không phải làm mới. Nếu làm mới mà làm nhà sau trước, nhà trước làm sau thì lại hỏng việc. Thiên Sứ
2) Cái mảnh đất nhà ở, đầu vuông hay dài mặc ý, nhưng được mặt đằng sau rộng hơn đằng trước, là nở hậu, thường nói là tiên thu hậu thách, thì sự làm ăn tănh tiến phát đạt v.v…Trái lại, đằng sau hẹp hơn đằng trước là thuở đất thoát hậu, thì làm ăn hãm tài, hao hụt dần mòn bất lợi v.v…
Chú ý: Nhà đuôi chuột mới đáng ngại. Nhà thót hậu hình thang trông đầy đặn lại là một trường hợp phát tài. Điều này tôi đã nói trước đây. Thiên Sứ.
3) Cửa đi lại trong nhà, không nên mở 2,3 cửa đi, cùng theo 1 hàng thẳng vào thông thấu đến cửa phòng chính trong cùng, nên làm theo kiểu thước thợ thì giữ được tiền của, không bị hao tán, nhưng phải lựa phương vị tốt, tức là về phương tinh sinh, tương hợp với lý khí. Nếu bị phạm sát thì cũng bị hung, không thể tránh khỏi được sự hao tán v.v…
Anh chị em lưu ý:
1- Có những trường hợp, mặc dù dùng khái niệm phòng, nhưng thực tế là nói về hình thể nhà.
Thí dụ:
Đáp: Cái nhà lớn 2 đầu nhà lại làm thêm tiếp 1 cái nhà nhỏ đè lên nóc gọi là cô khô phòng, thì tan của hết người, lớn, nhỏ đều bất lợi, thường bị hoành hoạ mất mạng. Nếu cùng làm từ lúc mới dựng nhà lớn thì không hại, chỉ vì làm thêm sau thì mới độc.
Điêu linh phòng là cái nhà cũ lâu năm không lợp ngói, thì sinh bịnh huyệt quang, tai họa không ở yên, nên tu bổ lại ngay thì mới được yên lành.
* Hỏi: Thế nào là "Phô xí phòng"? "Lộ lương phòng"?
Đáp : Phô xí phòng là cái nhà lớn lại làm thêm cái mái mới ở bên tả hay bên hữu, hoặc đằng trước, đằng sau, thì tổn thương trẻ nhỏ, con cháu không vượng, bỏ đi thì lành.
Lộ lương phòng là 2 cái đầu nóc nhà thò phô lộ ra, thì đau ôm tai hoạ, nên bỏ đi.
* Hỏi: Thế nào là xưởng ốc phòng? lộ chửu phòng?
Đáp: Nhà dựng lên mà không lợp kín gọi là xưởng ốc phòng, thì con trưởng chết non! Con trẻ đau yêú, trộm cướp hoả hoạn, đàn bà bị tật bịnh.
Lộ chửu phòng là góc nhà không hợp đều dặn để lộ cây ra như khuỷu tay, nên bảo là lộ chửu phòng, thì sinh tai hoạ, kiện cáo liên miên, phải cấp tốc, lợp lại hoàn toàn lại, thì mới khỏi đại hoạ đến thân.
*Hỏi: Thế nào là "Cô dương phòng", "Than hoán phòng"?
Đáp: Chỉ có cái nhà trơ trọi, đằng trước và đằng sau không có cái nhà nào nữa, thế là cô dương phòng, thì sẽ bị cô quả, đàn bà bất lợi , trẻ em cũng tai nạn, nếu có 2 cái liên hợp với nhau thì tốt, thiên lệch không tụ hợp thì phá tài, đa sinh khẩu thiệt.
Than hoán phòng là cái nhà cũ, đem bỏ đi 1 nữa, còn lại phân nữa cái. Cái nhà ấy thuộc dương thì đàn ông bị hoạ, thuộc âm thì đàn bà bị tai. (âm dương thì lấy ngũ hành phân biệt ).
* Hỏi: Thế nào là "Trung sương phòng"?
Đáp: Đằng trước, đằng sau đều có phòng (tức nhà) ở khoảng giữa làm đặc biệt 1 cái chái, tức là chái ở giữa 2 bên nhà, thì tiên phú, hậu bần, mạng người không vững, quan sự lôi thôi, nhà sẽ bị bại tuyệt!
* Hỏi : Thế nào là "Cổ trướng phòng"?
Đáp: Cái nhà thuộc hình kim, mà ở phương vị hoả, thì âm vượng, dương suy, nên gọi là "cổ trướng phòng" thì hung lắm, sẽ sinh bịnh hoạn, bại gia.
*Hỏi: Thế nào là "Tự ải phòng", "Đầu hà phòng"?
Đáp: Tự ải phòng là cái nhà trông như sư tử cười trời, chỉ ở đằng xa mới trông thấy được, thì sẽ sinh ra người tự ải ( tự thắt cổ, hay là tự tử ). Nếu bên tả, bên hữu, đằng trước, đằng sau có tường vách góc nhọn đâm xiên vào cũng sinh tự ải.
Đầu hà phòng cũng chỉ ở ngoài xa mới trông đựơc thôi, thấy đầu góc nóc nhà thấp hõm, tức như gục đầu, hoặc ngã về bên cạnh thì sẽ bị ách đầu hà, là đâm đầu xuông sông, xuống giếng mà tự tử…
Hình dạng hung thì có hang trăm ngàn kiểu không thể kể hết được , nhưng tóm lại thì cũng không ngoài việc cái ngũ hành xung khắc và hình thể nhà không ngay thẳng mà hoá ra xâu.
Còn có những hình nhà thuộc hình kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ xấu, tốt, khó có thể kể xiết hết.
Xét kỹ rộng ra, thì cũng không ngoài con mắt của thiên hạ trông chê chán ghét rồi thì lành làm sao được ! Vậy chỉ kể sơ qua mấy cách đại khái trọng yếu như là:
*Nhà làm hình kim tự là muốn cho nhà cửa sáng sủa, tường vách chỉnh đốn, khang trang 4 mặt hiên cùng chiếu tới, thì phú quý vinh hoa, nếu kim hình mà lệch lạc, bên có, bên không, thì cũng hung, hoặc trai, hoặc gái sẽ bị sát.
* Làm nhà kiểu hình con mộc tinh là nóc nhà cao vót, tường vách khởi phục, là để 4 bên mái tranh cũng chiêu vào, thì văn danh đầy dãy v.v…Nếu mộc hoả cử đầu thì ly tán phát tài. Trên phương vị thuộc hoả mà làm nhà lớn, lại có nhà nhỏ ở trên nóc nhô ngóc đầu lên nữa, là mộc hoả cử đầu thì hung.
* Làm nhà theo hình thuỷ, thuỷ mộc thuộc âm, thì phải nên làm cái nhà cho sạch sẽ, khô ráo, chỉnh tề thì tốt lành, nếu cửa phòng thiên méo, tường vách lệch lạc, mái tranh xẻ kê và thấp lụp xụp, tả, hữu lại không có chái, thì hung, sẽ hoá ra nữ giới đa dâm v.v…(hình không đều nhau là thuộc thuỷ).
* Làm nhà kiểu hình hoả, thì phải ở chỗ tàng phong ( không bị gió thổi ) nóc nhà không làm cao và nhọn thì mới lành, nếu tường vây xung quanh, lại dài và nhọn, đầu mái mà lộ ra như răng cưa thì rất hung.
* Làm nhà hình thổ là nóc nhà vuông ngay, 4 góc mái đều thăng bằng nhau, tường không khuyết liệt, thì rộng tiên điền viên, Nếu hai đầu có mái nhỏ rũ xuống, thành “hoả tinh thuỷ xí” thì hay bị kiện cáo, hoả tai, hay cãi lộn trong nhà không hoà thuận v.v…
Những điều lý luận kể ra ở trên, đều căn cứ ở các bản bí truyền của các bậc danh gia và đôi chiếu với những kinh nghiệm đã thấy rõ, chứ không phải là những lời bịa đặt, duy có mấy đều quan hệ đáng chú ý, mà không thấy sách nào đề cập đến, là những đều tôi ( soạn giả ) đã được các vị gia truyền và những vị thức giả tiền bối thân thiện, khẩu truyền thuật giáo cho hay, mà chính tôi cũng tự suy xét công nhận là đúng, vì đã mục kích thấy nhiều nhà có làm như vậy, sau thấy linh ứng quả nhiên nên mới viết thêm ra để công hiên các độc giả, hậu nhân tương lại cùng biết để kinh nghiệm sự cát, hung như sau:
1) Các nhà cũ nát, khi tân canh muốn làm rộng thêm ra, thì nên giữ đúng chân tường nhà đằng sau, muốn thêm rộng bao nhiêu, thì lấy nền nhà thêm ấy về cả sân đằng trước mà dựng nhà, gọi là tiến thần, thì gia nghiệp mới được hưng thịnh, tăng tiến hơn trước. Nếu ngại sân chật hẹp mà làm nhà lùi về đất ở đằng sau, là làm nhà thoái thần, thì sẽ bị suy tàn, người gia trưởng bị bệnh mà chết, rồi sản nghiệp hao tán dần dần hết, nghèo đi không thể phục hồi như cũ được nữa. Nếu cái nhà cũ này không được hướng, không thấy phân kim sai, thì nên lập hướng phân kim lại để hợp với lý của địa cục. Nhưng cũng nên làm tiến về phía trước chớ có đặt lùi về phía sau 1 thước 1 tấc, cũng như thoái thân, thì bị hung bại như đã kễ ở trên.
Chú ý: Đây là nhà cũ làm thêm (Tân Canh) , chứ không phải làm mới. Nếu làm mới mà làm nhà sau trước, nhà trước làm sau thì lại hỏng việc. Thiên Sứ
2) Cái mảnh đất nhà ở, đầu vuông hay dài mặc ý, nhưng được mặt đằng sau rộng hơn đằng trước, là nở hậu, thường nói là tiên thu hậu thách, thì sự làm ăn tănh tiến phát đạt v.v…Trái lại, đằng sau hẹp hơn đằng trước là thuở đất thoát hậu, thì làm ăn hãm tài, hao hụt dần mòn bất lợi v.v…
Chú ý: Nhà đuôi chuột mới đáng ngại. Nhà thót hậu hình thang trông đầy đặn lại là một trường hợp phát tài. Điều này tôi đã nói trước đây. Thiên Sứ.
3) Cửa đi lại trong nhà, không nên mở 2,3 cửa đi, cùng theo 1 hàng thẳng vào thông thấu đến cửa phòng chính trong cùng, nên làm theo kiểu thước thợ thì giữ được tiền của, không bị hao tán, nhưng phải lựa phương vị tốt, tức là về phương tinh sinh, tương hợp với lý khí. Nếu bị phạm sát thì cũng bị hung, không thể tránh khỏi được sự hao tán v.v…
Anh chị em lưu ý:
1- Có những trường hợp, mặc dù dùng khái niệm phòng, nhưng thực tế là nói về hình thể nhà.
Thí dụ:
* Hỏi: Thế nào bảo là "Xích cước phòng"?
_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng 2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…
_Đáp: Nhà cũ lâu năm, bị nát không sửa, bỏ nước mưa thấm, nát đầu đòn tay, mái tranh rộng 2,3 thước, gọi là "Xích cước phòng" thì hao tán tài bạch bịnh tật bỏ làng trốn tránh v.v…
2 - Trong bài: "Vấn đáp về sự phúc họa do sửa chữa nhà cũ", thì có nhiều trường hợp vẫn ứng dụng trong việc xây nhà mới. Điều này anh chị em có thể liên hệ với khái niệm về hình - lý - khí trong Phong Thủy Lạc Việt.
II - 3: PHÉP CHỌN NỀN NHÀ
Muốn kiến tạo nhà cửa, trước hết phải định chỗ đặt nền nhà, địa lý gọi là định cơ, đều quan trong nhất là hình dáng căn nhà, do kiến trúc sự am hiểu về hình thức tốt xấu, thứ 2 là lựa chiều hướng con đường đi ở gần và phòng hoả hoạn. Đầu tiên là đặt địa bàn (la kinh) ở chổ mạch nhỏ dẫn vào nền nhà (tức long nhập thủ) để lấy khí thanh thuần, rồi lấy dây gai kéo thẳng từ chỗ ấy đến chỗ đặt la kinh là chỗ giữa nền, đặt làm phòng chính của toà nhà. Sau đó lấy thước để đo, cắm hướng vào phần kim, rồi mỗi cạnh kéo 1 sợi dây để quy định ranh giới ngôi nhà. Dùng chân bước, hoặc đo thước đúng khoảng trung tâm đóng 1 cây cọc, rồi kéo sợi dây dài, chia ra 24 phương vị, dùng những cọc nhỏ ghi rõ, từng phương vị một cho cẩn thận, để cho tiện việc phân định các căn phòng cùng mọi chỗ, định đặt làm gì, như là: đào giếng, đặt ống cống tiêu nước đi nơi đặt nhà xí ( cầu tiêu) mở cửa ngõ lớn v.v… Sau khi đã chuẩn định, rồi mới chọn ngày lành tháng tốt để khởi công.
Thiên Sứ:
Phương pháp trên sử dụng trong việc chọn nền nhà ở vùng nông thôn xưa. Khái niệm "Long Nhập thủ" tức là hướng tới của khí trong âm trạch - Nó sẽ tùy theo cấu trục địa hình. Nhưng nay chọn vị trí xây cất nhà ở thành thị thì khái niệm "Long nhập thủ" tức là xem xét hướng tới của Dương khí từ hướng nào? Có tương siunh với hướng nhà không? Dương khí nhiều hay ít? Vị trí địa lý của cả khu phố tương quan với toàn cục va của cả thành phố (Sẽ học sau), hướng nhà, cấu trúc nhà và các vấn đề liên quan như: Cống, cột điện, cây cối xung quanh....
Nếu chỉ là sửa sang lại căn nhà cũ,thì chỉ cần đặt la kinh để biết trung cung và các phương vị, xem hướng và các phương trong pham vị của ngôi nhà, chỗ nào tốt, chỗ nào xấu, để lựa chọn, nếu muốn thay đổi. Trường hợp nầy cũng không phải dùng cọc, mà chỉ biên vào giấy dán vào chỗ ấy mà trông cũng được.
II - 4:TRẠCH MÔN HỢP BỘ MÔN QUYẾT.
(Kích thước làm nhà cửa cho hợp phương pháp)
Kích của căn nhà và cửa, rộng hẹp có liên quan mật thiết đến sự tốt, xấu của toàn thể căn nhà. Kích thước mà hợp phương pháp thì phúc lâu dài, không hợp phương pháp thì có tại hoạ đến ngay không lâu.
Nay nói rõ ra dưới đây:
* Chiều ngang của căn nhà hợp với bộ số là: từ chân tường bên tả đến chân tường bên hữu, không phạm vào 4 sao trực: Mãn, Bình, Thu, Bế ( phụ chú ở dưới )
* Chiều dài ( là chiều thẳng ) của căn nhà hợp bộ số là: từ chân vách (hay tường) sau đến chân vách trước phải theo đúng vào 4 vị thứ của 4 sao trực TRỪ, ĐỊNH, CHẤP, KHAI (giải thích ỏ dưới) là hợp bộ số.
-Kích thước của các cửa lần lần hợp với bộ số là: từ chổ giọt nước mái tranh (Bây giờ là mái hiên. TS) đằng trước cửa nhà, đến chân vách đằng trước cửa chính giữa, chỗ đặt cửa phù hợp với kích thước HOÀNG ĐẠO (là trừ, khai, định, chấp) làm chuẩn đích, như là cách thức những loại cửa ở trong bức bình phong vậy. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới cửa giữa phòng nhà chính. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới tới chỗ đại môn ( cửa cổng lớn ). Trục tính tất cả các lần cửa này đến cửa khác. Các bộ số của các cửa hội hợp tổng qui cả vào một (gọi là nhất tri) là thiên hợp. (Nhất tri là: Ví dụ - như tản số (số rải rác) của các cửa là 5 bộ gặp sao Định mà tổng số hội hợp là 17 bộ cũng gặp sao Định ).
Những tản số của mỗi khoảng mỗi lần cửa, với tổng số cửa bề ngang, bề dài căn nhà, qui tất cả vào 1 là địa hợp đều được là đại cát.
Đây là lấy trạch thuộc tĩnh, mà môn thuộc động, tất thị: cả thế và dụng gồm đủ, rõ rang không kẽ một khoảng nào mới đúng hợp ý nghĩa của tiên, hậu thiên nhất gia, thì phúc lành mới được toàn mỹ. Nếu có 1 cái phạm vào hung tinh thì khó khỏi sự lo phiền phức tạp.
CHÚ THÍCH:
4 thước 5 tấc là một bộ, 9 thước là hai bộ, bộ thứ nhất là: KIÊN,bộ thứ nhì là TRỪ, bộ thứ ba là MÃN, bộ thứ tư là BÌNH, bộ thứ 5 là ĐỊNH, bộ thứ 6 là CHẤP, bộ thứ 7 là PHÁ, bộ thứ 8 là NGUY, bộ thứ 9 là THÀNH, bộ thứ 10 là THU, bộ thứ 11 là KHAI, bộ thứ 12 là BÊ, bộ thứ 13 là KIÊN,bộ thứ 14 là TRỪ và những bộ kế sau cứ theo thứ tự nư thế là lần lượt đến sẽ suy ra.
Thước thợ mộc của Đông phương cổ, mỗi thước tương đương 20, 3 cm.
KIÊN : nguyên cát, TRỪ : là minh đường, MÃN: là thiên hình, BÌNH: là quyển thiệt, ĐỊNH: là kim quỹ, CHẤP: là thiên đức, PHÁ: là xung sát, NGUY: là ngọc đường, THÀNH: là tam hợp, THU: là tặc kiếp, KHAI: là sinh khí, BÊ: là tai hoạ.
Đây là những cát tinh và hung tinh liên hệ với HOÀNG ĐẠO (sao tốt), HẮC ĐẠO (hung tinh).
(Lại có chỗ nói rằng: kiên, mãn, bình, thu, là thuộc hắc đạo, trừ nguy, định, chấp là thuộc hoàng đạo và thành, khai đều có thể dùng được, chỉ không nên dùng "phá", và "bế" thôi.)
Bộ số của nhà ở, hợp với trừ, định, chấp, nguy, kiên, thì sớm sanh ra quý tử, sớm phát tài lộc. Số bộ của công sở, hợp với trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên, thì sẽ thăng quan, tiến tước chức, được ngũ phúc hoản mỹ, học đường, thư phòng, hội quán, từ đường, được bộ số hợp vào trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên thì được phát đạt thịnh vượng.
Anh chị em thân mến
Trên đây là nguyên văn trong sách Dương Cơ của t/g VIệt Hải, chúng ta chưa kiểm chứng. Bởi vậy rất cần suy xét, Thí dụ: Có một số trực xấu, nhưng tác giả lại cho là có thể sinh quý tử.
Muốn kiến tạo nhà cửa, trước hết phải định chỗ đặt nền nhà, địa lý gọi là định cơ, đều quan trong nhất là hình dáng căn nhà, do kiến trúc sự am hiểu về hình thức tốt xấu, thứ 2 là lựa chiều hướng con đường đi ở gần và phòng hoả hoạn. Đầu tiên là đặt địa bàn (la kinh) ở chổ mạch nhỏ dẫn vào nền nhà (tức long nhập thủ) để lấy khí thanh thuần, rồi lấy dây gai kéo thẳng từ chỗ ấy đến chỗ đặt la kinh là chỗ giữa nền, đặt làm phòng chính của toà nhà. Sau đó lấy thước để đo, cắm hướng vào phần kim, rồi mỗi cạnh kéo 1 sợi dây để quy định ranh giới ngôi nhà. Dùng chân bước, hoặc đo thước đúng khoảng trung tâm đóng 1 cây cọc, rồi kéo sợi dây dài, chia ra 24 phương vị, dùng những cọc nhỏ ghi rõ, từng phương vị một cho cẩn thận, để cho tiện việc phân định các căn phòng cùng mọi chỗ, định đặt làm gì, như là: đào giếng, đặt ống cống tiêu nước đi nơi đặt nhà xí ( cầu tiêu) mở cửa ngõ lớn v.v… Sau khi đã chuẩn định, rồi mới chọn ngày lành tháng tốt để khởi công.
Thiên Sứ:
Phương pháp trên sử dụng trong việc chọn nền nhà ở vùng nông thôn xưa. Khái niệm "Long Nhập thủ" tức là hướng tới của khí trong âm trạch - Nó sẽ tùy theo cấu trục địa hình. Nhưng nay chọn vị trí xây cất nhà ở thành thị thì khái niệm "Long nhập thủ" tức là xem xét hướng tới của Dương khí từ hướng nào? Có tương siunh với hướng nhà không? Dương khí nhiều hay ít? Vị trí địa lý của cả khu phố tương quan với toàn cục va của cả thành phố (Sẽ học sau), hướng nhà, cấu trúc nhà và các vấn đề liên quan như: Cống, cột điện, cây cối xung quanh....
Nếu chỉ là sửa sang lại căn nhà cũ,thì chỉ cần đặt la kinh để biết trung cung và các phương vị, xem hướng và các phương trong pham vị của ngôi nhà, chỗ nào tốt, chỗ nào xấu, để lựa chọn, nếu muốn thay đổi. Trường hợp nầy cũng không phải dùng cọc, mà chỉ biên vào giấy dán vào chỗ ấy mà trông cũng được.
II - 4:TRẠCH MÔN HỢP BỘ MÔN QUYẾT.
(Kích thước làm nhà cửa cho hợp phương pháp)
Kích của căn nhà và cửa, rộng hẹp có liên quan mật thiết đến sự tốt, xấu của toàn thể căn nhà. Kích thước mà hợp phương pháp thì phúc lâu dài, không hợp phương pháp thì có tại hoạ đến ngay không lâu.
Nay nói rõ ra dưới đây:
* Chiều ngang của căn nhà hợp với bộ số là: từ chân tường bên tả đến chân tường bên hữu, không phạm vào 4 sao trực: Mãn, Bình, Thu, Bế ( phụ chú ở dưới )
* Chiều dài ( là chiều thẳng ) của căn nhà hợp bộ số là: từ chân vách (hay tường) sau đến chân vách trước phải theo đúng vào 4 vị thứ của 4 sao trực TRỪ, ĐỊNH, CHẤP, KHAI (giải thích ỏ dưới) là hợp bộ số.
-Kích thước của các cửa lần lần hợp với bộ số là: từ chổ giọt nước mái tranh (Bây giờ là mái hiên. TS) đằng trước cửa nhà, đến chân vách đằng trước cửa chính giữa, chỗ đặt cửa phù hợp với kích thước HOÀNG ĐẠO (là trừ, khai, định, chấp) làm chuẩn đích, như là cách thức những loại cửa ở trong bức bình phong vậy. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới cửa giữa phòng nhà chính. Rồi lại theo từ chỗ cửa ấy gia bộ tới tới chỗ đại môn ( cửa cổng lớn ). Trục tính tất cả các lần cửa này đến cửa khác. Các bộ số của các cửa hội hợp tổng qui cả vào một (gọi là nhất tri) là thiên hợp. (Nhất tri là: Ví dụ - như tản số (số rải rác) của các cửa là 5 bộ gặp sao Định mà tổng số hội hợp là 17 bộ cũng gặp sao Định ).
Những tản số của mỗi khoảng mỗi lần cửa, với tổng số cửa bề ngang, bề dài căn nhà, qui tất cả vào 1 là địa hợp đều được là đại cát.
Đây là lấy trạch thuộc tĩnh, mà môn thuộc động, tất thị: cả thế và dụng gồm đủ, rõ rang không kẽ một khoảng nào mới đúng hợp ý nghĩa của tiên, hậu thiên nhất gia, thì phúc lành mới được toàn mỹ. Nếu có 1 cái phạm vào hung tinh thì khó khỏi sự lo phiền phức tạp.
CHÚ THÍCH:
4 thước 5 tấc là một bộ, 9 thước là hai bộ, bộ thứ nhất là: KIÊN,bộ thứ nhì là TRỪ, bộ thứ ba là MÃN, bộ thứ tư là BÌNH, bộ thứ 5 là ĐỊNH, bộ thứ 6 là CHẤP, bộ thứ 7 là PHÁ, bộ thứ 8 là NGUY, bộ thứ 9 là THÀNH, bộ thứ 10 là THU, bộ thứ 11 là KHAI, bộ thứ 12 là BÊ, bộ thứ 13 là KIÊN,bộ thứ 14 là TRỪ và những bộ kế sau cứ theo thứ tự nư thế là lần lượt đến sẽ suy ra.
Thước thợ mộc của Đông phương cổ, mỗi thước tương đương 20, 3 cm.
KIÊN : nguyên cát, TRỪ : là minh đường, MÃN: là thiên hình, BÌNH: là quyển thiệt, ĐỊNH: là kim quỹ, CHẤP: là thiên đức, PHÁ: là xung sát, NGUY: là ngọc đường, THÀNH: là tam hợp, THU: là tặc kiếp, KHAI: là sinh khí, BÊ: là tai hoạ.
Đây là những cát tinh và hung tinh liên hệ với HOÀNG ĐẠO (sao tốt), HẮC ĐẠO (hung tinh).
(Lại có chỗ nói rằng: kiên, mãn, bình, thu, là thuộc hắc đạo, trừ nguy, định, chấp là thuộc hoàng đạo và thành, khai đều có thể dùng được, chỉ không nên dùng "phá", và "bế" thôi.)
Bộ số của nhà ở, hợp với trừ, định, chấp, nguy, kiên, thì sớm sanh ra quý tử, sớm phát tài lộc. Số bộ của công sở, hợp với trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên, thì sẽ thăng quan, tiến tước chức, được ngũ phúc hoản mỹ, học đường, thư phòng, hội quán, từ đường, được bộ số hợp vào trừ, định, nguy, khai, chấp, kiên thì được phát đạt thịnh vượng.
Anh chị em thân mến
Trên đây là nguyên văn trong sách Dương Cơ của t/g VIệt Hải, chúng ta chưa kiểm chứng. Bởi vậy rất cần suy xét, Thí dụ: Có một số trực xấu, nhưng tác giả lại cho là có thể sinh quý tử.
I.Thước Phong Thủy Lạc Việt.
Thước Phong Thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh lại so với những thước phong thủy khác lưu truyền trong dân gian.
Thước Phong Thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh lại so với những thước phong thủy khác lưu truyền trong dân gian.
Hướng dẫn sử dụng:
Thước PTLV là thước 51cm132
Một trượng = 10 thước
Một thước = 51cm132
Một thước = Tấc
Phần chữ đỏ sau do một chị học viên khóa 3 tham khảo và chuyển cho mình :
Thước PTLV là thước 51cm132
- Một trượng = 10 thước
- Một thước = 10 tấc
Thước Lỗ Bang đang dùng và lưu truyền trên thị trường là thước 52cm. Đây là trường hợp tam sao thất bản.
Con số 51cm132 là kết quả của số Pi = 3,1415926535...chia cho tỷ lệ vàng...
51cm132 là con số chi tiết sau khi tham khảo các thông số về sóng địa từ trường, quy luật tỷ lệ vàng trong thiên nhiên và thước Lỗ Ban hiện nay (52cm).
Thước dùng cho việc cần đến kích thước đo đạc theo cung tốt xấu. Vd: kích thước cửa, sàn trần, chiều cào bàn thờ, tranh ảnh...
Đã tính ra mét (mettre)
Số đậm, chiếu qua cung tốt như Phúc Đức, Lục Hạp, Tấn Bửu...thì dùng.
Số nhạt, chiếu qua cung xấu như Trường Bịnh, Kiếp Tài, Khẩu Thiệt...thì bỏ đi.
III. TẠO ỐC XÍCH THÔN ĐỊNH LỆ
Công thức kích thước ngôi nhà
Thước tấc của nền nhà, có 1 giới hạn nhất định, nhưng sự ngắn, dài, rộng, cao., thấp, lớn, nhỏ, sâu cạn, vuông tròn, vuông thẳng, ngang lệch,v.v… của cái nhà, đểu phải căn cứ vào trên dưới, trước sau, khoảng giữa và bên cạnh của cục địa mà liệu lượng, định đo cho tương xứng, như khoảng đất diện tích rộng độ 10 mẫu thì phải làm cái nhà kiểu rộng lớn, khu đất nhỏ hẹp thì nên làm kiểu nhà cũng nhỏ hẹp mới là hợp cách. Mặc dầu, nhà lớn hay nhỏ, nhưng cũng có kích thước nhất định của nó, nếu kiến thiết hợp phương pháp thì nhỏ cũng vẫn phát phúc. Trái lại; nhà lớn mà làm không hợp pháp thì cũng vẫn bị suy tàn! Kích thước lớn hay nhỏ cũng là định mạng của ngôi nhà, không cứu xét cẩn thận sao được! Theo nguyên tắc, thì trước hết đo chiều sâu biết là bao nhiêu để qui định thứơc tấc cho mái, chiều cao và gian nhà.
Dưới đây là bản chiều sâu, chiều nhọn, chiều cao khoảng gian mà có 4 dạng như sau:
: Chiều sâu................Mái.................Gian nhà................Chiều cao
: 8 thứơc: ---------2 thước 7 tấc :---7 thước 1 tấc : ----9 thước 8 tấc
: 9 thước:--------- 2 thước 9 tấc :---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng:---------3 thước 3 tấc :-- 7 thứơc 5 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng 8 tấc :-- 3 thước 6 tấc : --7 thước 2 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: trượng 18 tấc :--- 3 thước 9 tấc:---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 1 thước 8 tấc
: trượng 58 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 68 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 78 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 4 thước 8 tấc
: trượng 88 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--9 thước 6 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 98 tấc :--- 6 thước 5 tấc :--9 thước 3 tấc : ----1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 8 tấc :---6 thước 8 tấc :--9 thước : ----------1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 18 tấc:-- 7 thước 1 tấc :--9 thước 7 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 28 tấc:-- 7 thước 4 tấc :--9 thước 4 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--7 thước 7 tấc :--9 thước 1 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: trượng 28 tấc : ---4 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 38 tấc :--- 4 thước 6 tấc :--8 thước 2 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 48 tấc :--- 4 thước 9 tấc :--8 thước 9 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 48 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 58 tấc :--8 thước 3 tấc :- 9 thước 5 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 68 tấc :--8 thước 6 tấc :- 9 thước 2 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 78 tấc :--8 thước 9 tấc :- 9 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 thước 8 tấc
: 2 trượng 88 tấc :--9 thước 2 tấc :- 1 trượng 6 tấc : ---1 trượng 9 thước 8 tấc
: 2 trượng 98 tấc :--9 thước 5 tấc :- 1 trượng 3 tấc :--- 1 trượng 9 thước 8 tấc
: 3 trượng 8 tấc :---9 thước 8 tấc :-1 trượng 1thước :-- 2 trượng 8 thước.
Thuyết minh: Đằng sau nhà chính kéo thêm 1 thứơc, chiều cao của phòng chính và cột hiên trứơc sau bằng nhau. Những nhà lợp bằng cỏ bao nhiêu dưới chân một thước. Mái, gian cùng với nhà ngói, kích thứơc khác nhau, vì là số ít nên chỉ ghi đại khái.
Công thức kích thước ngôi nhà
Thước tấc của nền nhà, có 1 giới hạn nhất định, nhưng sự ngắn, dài, rộng, cao., thấp, lớn, nhỏ, sâu cạn, vuông tròn, vuông thẳng, ngang lệch,v.v… của cái nhà, đểu phải căn cứ vào trên dưới, trước sau, khoảng giữa và bên cạnh của cục địa mà liệu lượng, định đo cho tương xứng, như khoảng đất diện tích rộng độ 10 mẫu thì phải làm cái nhà kiểu rộng lớn, khu đất nhỏ hẹp thì nên làm kiểu nhà cũng nhỏ hẹp mới là hợp cách. Mặc dầu, nhà lớn hay nhỏ, nhưng cũng có kích thước nhất định của nó, nếu kiến thiết hợp phương pháp thì nhỏ cũng vẫn phát phúc. Trái lại; nhà lớn mà làm không hợp pháp thì cũng vẫn bị suy tàn! Kích thước lớn hay nhỏ cũng là định mạng của ngôi nhà, không cứu xét cẩn thận sao được! Theo nguyên tắc, thì trước hết đo chiều sâu biết là bao nhiêu để qui định thứơc tấc cho mái, chiều cao và gian nhà.
Dưới đây là bản chiều sâu, chiều nhọn, chiều cao khoảng gian mà có 4 dạng như sau:
: Chiều sâu................Mái.................Gian nhà................Chiều cao
: 8 thứơc: ---------2 thước 7 tấc :---7 thước 1 tấc : ----9 thước 8 tấc
: 9 thước:--------- 2 thước 9 tấc :---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng:---------3 thước 3 tấc :-- 7 thứơc 5 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: 1 trượng 8 tấc :-- 3 thước 6 tấc : --7 thước 2 tấc : ----1 trượng 8 tấc
: trượng 18 tấc :--- 3 thước 9 tấc:---7 thước 9 tấc : ----1 trượng 1 thước 8 tấc
: trượng 58 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 68 tấc :--- 5 thước 5 tấc :--8 thước 3 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 78 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 4 thước 8 tấc
: trượng 88 tấc :--- 6 thước 2 tấc :--9 thước 6 tấc : ----1 trượng 3 thước 8 tấc
: trượng 98 tấc :--- 6 thước 5 tấc :--9 thước 3 tấc : ----1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 8 tấc :---6 thước 8 tấc :--9 thước : ----------1 trượng 5 thước 8 tấc
: 2 trượng 18 tấc:-- 7 thước 1 tấc :--9 thước 7 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 28 tấc:-- 7 thước 4 tấc :--9 thước 4 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--7 thước 7 tấc :--9 thước 1 tấc : ----1 trượng 6 thước 8 tấc
: trượng 28 tấc : ---4 thước 2 tấc :--8 thước 6 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 38 tấc :--- 4 thước 6 tấc :--8 thước 2 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: trượng 48 tấc :--- 4 thước 9 tấc :--8 thước 9 tấc : ----1 trượng 2 thước 8 tấc
: 2 trượng 38 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 48 tấc :--8 thước:--------9 thước 8 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 58 tấc :--8 thước 3 tấc :- 9 thước 5 tấc :---- 1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 68 tấc :--8 thước 6 tấc :- 9 thước 2 tấc : ----1 trượng 7 thước 8 tấc
: 2 trượng 78 tấc :--8 thước 9 tấc :- 9 thước 9 tấc : ----1 trượng 8 thước 8 tấc
: 2 trượng 88 tấc :--9 thước 2 tấc :- 1 trượng 6 tấc : ---1 trượng 9 thước 8 tấc
: 2 trượng 98 tấc :--9 thước 5 tấc :- 1 trượng 3 tấc :--- 1 trượng 9 thước 8 tấc
: 3 trượng 8 tấc :---9 thước 8 tấc :-1 trượng 1thước :-- 2 trượng 8 thước.
Thuyết minh: Đằng sau nhà chính kéo thêm 1 thứơc, chiều cao của phòng chính và cột hiên trứơc sau bằng nhau. Những nhà lợp bằng cỏ bao nhiêu dưới chân một thước. Mái, gian cùng với nhà ngói, kích thứơc khác nhau, vì là số ít nên chỉ ghi đại khái.
IV. BẢNG ĐỐI CHIẾU KÍCH THƯỚC CỦA CỬA VỚI CÁC VÌ SAO
Cửa rất quan hệ đến vấn đề phong thuỷ của căn nhà. Vì vậy nên kích thứoc hợp pháp sẻ tạo nên quý tinh, vượng thần, làm cho giàu sang, phú quý ảnh hưởng rất chóng. Người xưa nói: rất rõ rang, tôi thường thí nghiệm cũng thấy: có đúng. Còn về cái thứơc, thì môĩ người dùng mỗi kiểu, như: Ngọc xích, Khúc xích, Cửu tinh xích, Môn kinh xích, Thôi quan xích, Tử phòng xích, rất nhiều thứ và thước tấc cũng đều khác nhau. Ở đây, tôi dùng thước của Bộ công làm tiêu chuẩn. Bảng dưới đây sẽ gồm có các điểm cao, rộng của cửa, hợp với sao nào và lời đoán tốt xấu để độc giả dễ coi:
: Chiều cao.........Chiều rộng....... Hợp với sao... Lời đoán
: 4 thước 9 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 6 :thái dương : chóng có thai
: 4 thước 9 tấc 9 : 2 thước 9 tấc 8 : tiên bảo : Tụ của
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 9 tấc 9 : cửu tử : sống lâu ít bịnh
: 5 thước 0 tấc 6 : 3 thước 0 tấc 1 : đên tài : phát tài
: 5 thước 0 tấc 8 : 3 thước 0 tấc 6 : tiên lộc : hiển đạt
: 5 thước 3 tấc 9 : 3 thước 3 tấc 8 : thôi quan : phát quý rất nghiêm
: 5 thước 4 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 9 : nghinh tài : tụ của
: 5 thước 4 tấc 6 : 3 thước 4 tấc 1 : Vượng tài : chóng giàu
: 5 thước 4 tấc 9 : 3 thước 4 tấc 9 : thiên tài : hoãnh tài
: 6 thước 0 tấc 1 : 4 thước 0 tấc 1 :nhất bạch : Phú quý
: 6 thước 0 tấc 6 : 4 thước 0 tấc 1 : thiên lộc : thăng quan
: 6 thước 0 tấc 8 : 4 thước 0 tấc 6 :quý nhân :
: 4 thước 0 tấc 0 : 2 thước 4 tấc 1 :thôi sinh : chóng có con
: 4 thước 4 tấc 6 : 2 thước 6 tấc 2 : diên thọ : không bao giờ bịnh
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 4 tấc 8 : tam đa : phúc thọ, nhiều trai
: 4 thước 4 tấc 0 : 2 thước 6 tấc 9 : đại vượng : giàu của, giàu con
: 4 thước 5 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : nhân tài :
: 4 thước 5 tấc 6 : 2 thước 2 tấc 8 : vượng tướng: no đủ
: 5 thước 4 tấc 8 : 3 thước 4 tấc 8 : quý tử : chóng sinh con
: 5 thước 5 tấc 1 : 3 thước 5 tấc 1 : quan lộc : chóng làm quan
: 5 thước 5 tấc 6 : 3 thước 5 tấc 6 : thiên quý : chóng sang
: 5 thước 5 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 8 : tiền tài : phát giàu
: 5 thước 5 tấc 9 : 3 thước 5 tấc 9 : tử tôn : thêm con
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 6 : lục bạch :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : thái âm : con gái sang trọng
: 5 thước 9 tấc 6 : 3 thước 9 tấc 6 : phụ bật : phát về họ
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 9 tấc 8 : tụ bảo : T ụ của
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : âm tinh : chóng sang
: 7 thước 3 tấc 9 : 3 thước 9 tấc 8 : đại thuận : phát phúc
: 7 thước 6 tấc 8 : 4 thước 1 tấc 8 : lộc huân : hiển đạt
: 8 thước 5 tấc 6 : 4 thước 3 tấc 9 : cát khánh : phát phúc
: 8 thước 6 tấc 8 : 4 thước 6 tấc 8 : quan âm : được làm quan
: 9 thước 8 tấc 1 : 5 thước 1 tấc 8 : tước tinh : đại quý
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 0 : phúc lộc : phát phúc
: 4 thước 6 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : văn xương : công danh hiển đạt
: 5 thước 6 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 8 : oa kim :
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 6 tấc 8 : bình ân :
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 1 : ích tài : mùa thêm ruộng
: 4 thước 8 tấc 6 : 2 thước 8 tấc 0 : tú tài :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 8 : vinh lộc : chóng sang
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 6 : tài quý : giàu sang
: 6 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : ngũ phúc : phúc thọ song toàn
: 4 thước 8 tấc 0 : 1 thước 8 tấc 0 : cửa buồng : cánh đơn, nhiều trai
: 5 thước 1 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : cửa chắn gió :
: 4 thước 1 tấc 0 : 2 thước 1 tấc 0 : cửa bếp : cánh đơn
: 5 thước 6 tấc 6 : 3 thước 6 tấc 6 : cửa nhà chính:
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 0 : cửa chắn gió :
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 8 tấc 8 : cửa nhà chính :
Cửa rất quan hệ đến vấn đề phong thuỷ của căn nhà. Vì vậy nên kích thứoc hợp pháp sẻ tạo nên quý tinh, vượng thần, làm cho giàu sang, phú quý ảnh hưởng rất chóng. Người xưa nói: rất rõ rang, tôi thường thí nghiệm cũng thấy: có đúng. Còn về cái thứơc, thì môĩ người dùng mỗi kiểu, như: Ngọc xích, Khúc xích, Cửu tinh xích, Môn kinh xích, Thôi quan xích, Tử phòng xích, rất nhiều thứ và thước tấc cũng đều khác nhau. Ở đây, tôi dùng thước của Bộ công làm tiêu chuẩn. Bảng dưới đây sẽ gồm có các điểm cao, rộng của cửa, hợp với sao nào và lời đoán tốt xấu để độc giả dễ coi:
: Chiều cao.........Chiều rộng....... Hợp với sao... Lời đoán
: 4 thước 9 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 6 :thái dương : chóng có thai
: 4 thước 9 tấc 9 : 2 thước 9 tấc 8 : tiên bảo : Tụ của
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 9 tấc 9 : cửu tử : sống lâu ít bịnh
: 5 thước 0 tấc 6 : 3 thước 0 tấc 1 : đên tài : phát tài
: 5 thước 0 tấc 8 : 3 thước 0 tấc 6 : tiên lộc : hiển đạt
: 5 thước 3 tấc 9 : 3 thước 3 tấc 8 : thôi quan : phát quý rất nghiêm
: 5 thước 4 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 9 : nghinh tài : tụ của
: 5 thước 4 tấc 6 : 3 thước 4 tấc 1 : Vượng tài : chóng giàu
: 5 thước 4 tấc 9 : 3 thước 4 tấc 9 : thiên tài : hoãnh tài
: 6 thước 0 tấc 1 : 4 thước 0 tấc 1 :nhất bạch : Phú quý
: 6 thước 0 tấc 6 : 4 thước 0 tấc 1 : thiên lộc : thăng quan
: 6 thước 0 tấc 8 : 4 thước 0 tấc 6 :quý nhân :
: 4 thước 0 tấc 0 : 2 thước 4 tấc 1 :thôi sinh : chóng có con
: 4 thước 4 tấc 6 : 2 thước 6 tấc 2 : diên thọ : không bao giờ bịnh
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 4 tấc 8 : tam đa : phúc thọ, nhiều trai
: 4 thước 4 tấc 0 : 2 thước 6 tấc 9 : đại vượng : giàu của, giàu con
: 4 thước 5 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : nhân tài :
: 4 thước 5 tấc 6 : 2 thước 2 tấc 8 : vượng tướng: no đủ
: 5 thước 4 tấc 8 : 3 thước 4 tấc 8 : quý tử : chóng sinh con
: 5 thước 5 tấc 1 : 3 thước 5 tấc 1 : quan lộc : chóng làm quan
: 5 thước 5 tấc 6 : 3 thước 5 tấc 6 : thiên quý : chóng sang
: 5 thước 5 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 8 : tiền tài : phát giàu
: 5 thước 5 tấc 9 : 3 thước 5 tấc 9 : tử tôn : thêm con
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 6 : lục bạch :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : thái âm : con gái sang trọng
: 5 thước 9 tấc 6 : 3 thước 9 tấc 6 : phụ bật : phát về họ
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 9 tấc 8 : tụ bảo : T ụ của
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : âm tinh : chóng sang
: 7 thước 3 tấc 9 : 3 thước 9 tấc 8 : đại thuận : phát phúc
: 7 thước 6 tấc 8 : 4 thước 1 tấc 8 : lộc huân : hiển đạt
: 8 thước 5 tấc 6 : 4 thước 3 tấc 9 : cát khánh : phát phúc
: 8 thước 6 tấc 8 : 4 thước 6 tấc 8 : quan âm : được làm quan
: 9 thước 8 tấc 1 : 5 thước 1 tấc 8 : tước tinh : đại quý
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 0 : phúc lộc : phát phúc
: 4 thước 6 tấc 1 : 2 thước 6 tấc 1 : văn xương : công danh hiển đạt
: 5 thước 6 tấc 6 : 2 thước 9 tấc 8 : oa kim :
: 4 thước 4 tấc 9 : 2 thước 6 tấc 8 : bình ân :
: 4 thước 5 tấc 8 : 2 thước 6 tấc 1 : ích tài : mùa thêm ruộng
: 4 thước 8 tấc 6 : 2 thước 8 tấc 0 : tú tài :
: 5 thước 6 tấc 1 : 3 thước 3 tấc 8 : vinh lộc : chóng sang
: 5 thước 9 tấc 8 : 3 thước 5 tấc 6 : tài quý : giàu sang
: 6 thước 6 tấc 1 : 3 thước 6 tấc 1 : ngũ phúc : phúc thọ song toàn
: 4 thước 8 tấc 0 : 1 thước 8 tấc 0 : cửa buồng : cánh đơn, nhiều trai
: 5 thước 1 tấc 8 : 3 thước 8 tấc 8 : cửa chắn gió :
: 4 thước 1 tấc 0 : 2 thước 1 tấc 0 : cửa bếp : cánh đơn
: 5 thước 6 tấc 6 : 3 thước 6 tấc 6 : cửa nhà chính:
: 5 thước 6 tấc 0 : 3 thước 6 tấc 0 : cửa chắn gió :
: 4 thước 9 tấc 8 : 2 thước 8 tấc 8 : cửa nhà chính :
Thuyết minh: nhà cửa hẹp nên dùng cánh đơn, cửa rộng như cửa nhà chính, cửa chắn gió nên làm cánh đôi.
KIẾN TRÚC CHÍNH SẢNH ĐỊNH THỨCChính sảnh là ngôi nhà chính làm chủ của các căn nhà nhỏ phụ thuộc, rất quan hệ đến sự tốt xấu của mọi người ở trong căn nhà ấy. Xây cất đúng cách thức như hình chữ kim, kiểu thuỷ sẽ được nhiều phúc lành. Muốn xây cất nhà chữ Kim kiểu Thuỷ thì trứoc hết đặt Địa bàn để qui định nên. Nếu nhà cũ sửa sang lại thì cũng phải dùng thước đo để biết nên sâu, cạn, rộng, hẹp thế nào! Chiều cao của mái nhà phải tương xứng với chiều sâu của căn nhà theo tỷ lệ 1/3 . Ví dụ: Căn nhà sâu 1 trượng thì mái nhà cao 3 thước 3 tấc. Nhà sâu thêm 1 thước thì mái thêm 3 tấc 3 phân. Như nhà sâu 1 trượng 4 thước 8 tấc thì nên tính là 1 trượng 1 thước. ( lẻ 2,3,4,5 phân thì bỏ đi lẻ 6,7,8,9 phân thì tính 1 tấc) và mái cao 4 thước 9 tấc 5 phân. Nếu sâu 1 trượng 4 thước 8 tấc thì mái cao 4 thước 9 tấc, cột hiên cao 9 thước 9 tấc. Cột giữa cao 1 trượng 4 thước 8 tấc. Đó là công thức cất 1 toà nhà Chính sảnh. Nếu muốn làm lớn ra hay rú nhỏ lại thì cũng làm theo tỉ lệ 1/3 mà tính ra. Nếu trường hợp căn nhà (gian) ở giữa nhà Chính sảnh thì hiên sau có thể kéo dài thêm ra lồi 2 thứơc gọi là toạ thế, chủ phúc trạch lâu dài. Sau đây là bản sơ đồ 1 toà (ngôi). Chính sảnh thuỷ thức của nhà hình chữ kim.
Hình minh họa nhà chữ Kim, kiểu chữ Thủy do các nét sọc của cột.
Tổng thể căn nhà này gọi là Hỏa Hình đới Thổ. Được cách tương sinh của Ngũ Hành: Hỏa sinh thổ.
Căn nhà chính này sâu 1 trượng 3 thước 8 tấc, ngang, rộng 1 trượng 3 thước 8 tấc, hợp với hình kim thuỷ thức, ( 6 không, mỗi không ngang rộng 2 thước 3 tấc chẵn) cột giữa cao 1 trượng 2 thước, 8 tấc chẵn ( kể cả chọn khúât đi là 1 trượng 3 thước 4 tấc. Cột thứ nhì cao 1 trượng 1 thước 2 tấc chẵn (kể cả chỗ chôn khuất đi là 1 trượng 1 thước 8 tấc ) cột thứ 3 cao 8 thước 6 tấc chẵn( kể cả chỗ khuất là 1 trượng 2 tấc).
Anh chị em chú ý:
Nhưng phương pháp tính tỷ lệ nhà và mái này là căn cứ theo cách xây dựng nhà cổ. Có thể chỉ là nhà tranh vách đất. Ứng dụng vào kiểu nhà hiện đại , chúng ta cần suy ngẫm và liên hệ với kiến trúc mới.
ĐỊA LÝ VỀ DƯƠNG TRẠCH
PHÚ SA CỦA THIÊN TRẠCHTổng thể căn nhà này gọi là Hỏa Hình đới Thổ. Được cách tương sinh của Ngũ Hành: Hỏa sinh thổ.
Căn nhà chính này sâu 1 trượng 3 thước 8 tấc, ngang, rộng 1 trượng 3 thước 8 tấc, hợp với hình kim thuỷ thức, ( 6 không, mỗi không ngang rộng 2 thước 3 tấc chẵn) cột giữa cao 1 trượng 2 thước, 8 tấc chẵn ( kể cả chọn khúât đi là 1 trượng 3 thước 4 tấc. Cột thứ nhì cao 1 trượng 1 thước 2 tấc chẵn (kể cả chỗ chôn khuất đi là 1 trượng 1 thước 8 tấc ) cột thứ 3 cao 8 thước 6 tấc chẵn( kể cả chỗ khuất là 1 trượng 2 tấc).
Anh chị em chú ý:
Nhưng phương pháp tính tỷ lệ nhà và mái này là căn cứ theo cách xây dựng nhà cổ. Có thể chỉ là nhà tranh vách đất. Ứng dụng vào kiểu nhà hiện đại , chúng ta cần suy ngẫm và liên hệ với kiến trúc mới.
ĐỊA LÝ VỀ DƯƠNG TRẠCH
Sa của Dương trạch tức là những mô đất cao ở chung quanh nền nhà. Việc quan hệ tốt xấu cũng tương tự như đối với Âm trạch (*).
Trước hết xin nói về phú sa:
Sa tốt ứng vào nhà được thì phát, phương Sinh, Vượng thì giàu có (đặt địa bàn, xem 9 cung để biết đâu là sinh, vượng) của nền nhà cao ráo. Phương Mộc Dục không có hồ ao, phương Quan Đới có đường cao, dốc chạy triều vào, phương Lâm Quan địa hình cao đột, hoặc có miếu mạo, lùm cao, phương Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt bằng phẳng không khuyết lõm, phương Mộ có vẻ tàng phục, phương Thai, Dưỡng sạch sẽ. Đó là căn nguyên của những phú sa. ( Phụ chú : 12 cung là gồm có: Trường Sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng ,Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt , Thai, dưỡng ).
Chú ý: Đây là vòng Trường Sinh trên La Kinh.
Nếu 4 phương đều tề chỉnh, nên hợp với hình kim thì giàu có lâu dài. Phên tường chung quanh không bị phá hãm thì sẽ có thêm tiền của. Tường vây 4 bên, đường đi quanh co thì giàu có, chứa nhiều vàng bạc. Có những ngọn núi mọc xung quanh thì sẽ giàu có. Ngoài ra gặp các phương Phúc tinh khác như: Thiên tài, Thiên mã, Thiên phú, Thiên xương, Địa xương,Nhân xương v.v…hình cao chầu vào thì sẽ giàu có. Khi thấy có sa chầu vào thì đặt địa bàn để coi xem sa ở phươmg nào sẽ thấy ngay , gặp cát tinh thì giàu có, gặp hung tinh thì tán tài. Rõ ràng như trên bàn tay.
Chú thích:
Tôi chép vào đây cho liền mạch sách. Còn vị trí các sao thì anh chị em tham khảo hình phương vị, sơn hướng và huyệt khí Bảo châu do Babywold đã đưa lên. Trong sách La Kinh thấu giải có ghi tên các sao.
HUNG SA CỦA DƯƠNG TRẠCH:
Âm dương trạch đều kỵ hung sa.
So với âm phần thì Dương trạch có ảnh hưởng lớn và chóng hơn. Sau đây tôi trình bày tổng quát về các hình thể và tên các hung sa đó, sa xấu này, hình thể hoặc là đất hoặc là đá, hoặc là cây khô nằm như xác chết lộ xương. Cần phải đáo đi, mới thoát được tai hoạ. Dưới đây tôi trình bày 15 kiểu sa, hình như xác chết, và 5 kiểu sa hình nhọn xấu.
Anh chị em thân mến .
Sa - tức là vùng đất chung quanh nhà. Cuốn sách tôi đang trình bày với anh chị em là một cuốn sách cổ được dịch ra quốc ngữ từ lâu. Bởi vậy, những hình thể nói đến trong sách là những ngôi nhà cổ. Bài sa nói trên miêu tả các hình dáng - tượng - ngẫu nhiên hay nhân tạo, được tạo ra ở môi trường xung quanh nhà. không nhất thiết phải là những mô đất nhô cao có hình thể quái dị. Mà chỉ cần trước nhà là một đám cỏ xanh, nhưng lại có một vùng cỏ bị úa có hình dáng như miêu tả thì cũng rơi vào một trong những thế sa xấu.
Ứng dụng vào kiến trúc hiện đại, thì chính những hình thể cấu trúc xây dựng trước - hoặc xung quanh nhà - vô tình có thể tạo nên những cách xấu. Thí dụ như những con lươn, bùng binh hình tam giác trên xa lộ...được tạo ra đâm thẳng vào nhà cũng là một cách của sa xấu. Hoặc cũng có thể do kiến trúc sư tạo dáng cho bồn hoa trước nhà có hình dáng tương tự, điều này cũng không tốt.
Anh chị em cũng lưu ý rằng:
Trong bài giảng về "Khí", tôi đã trình bày luận điểm mang tính chất định tính rằng: "Hình nào thì khí đó" . Bởi vậy, chính những hình thể xấu, bất lợi sẽ chứa những khí xấu, bất lợi và tương tác với môi trường của chúng ta.
Những hình thể xấu của sa trình bày ở trên chỉ là một số tiêu biểu, anh chị em có thể vận dụng nguyên lý về khí đã dẫn để quán xét cụ thể các trường hợp khác.
Sa - tức là vùng đất chung quanh nhà. Cuốn sách tôi đang trình bày với anh chị em là một cuốn sách cổ được dịch ra quốc ngữ từ lâu. Bởi vậy, những hình thể nói đến trong sách là những ngôi nhà cổ. Bài sa nói trên miêu tả các hình dáng - tượng - ngẫu nhiên hay nhân tạo, được tạo ra ở môi trường xung quanh nhà. không nhất thiết phải là những mô đất nhô cao có hình thể quái dị. Mà chỉ cần trước nhà là một đám cỏ xanh, nhưng lại có một vùng cỏ bị úa có hình dáng như miêu tả thì cũng rơi vào một trong những thế sa xấu.
Ứng dụng vào kiến trúc hiện đại, thì chính những hình thể cấu trúc xây dựng trước - hoặc xung quanh nhà - vô tình có thể tạo nên những cách xấu. Thí dụ như những con lươn, bùng binh hình tam giác trên xa lộ...được tạo ra đâm thẳng vào nhà cũng là một cách của sa xấu. Hoặc cũng có thể do kiến trúc sư tạo dáng cho bồn hoa trước nhà có hình dáng tương tự, điều này cũng không tốt.
Anh chị em cũng lưu ý rằng:
Trong bài giảng về "Khí", tôi đã trình bày luận điểm mang tính chất định tính rằng: "Hình nào thì khí đó" . Bởi vậy, chính những hình thể xấu, bất lợi sẽ chứa những khí xấu, bất lợi và tương tác với môi trường của chúng ta.
Những hình thể xấu của sa trình bày ở trên chỉ là một số tiêu biểu, anh chị em có thể vận dụng nguyên lý về khí đã dẫn để quán xét cụ thể các trường hợp khác.
HUNG SA CỦA DƯƠNG TRẠCH
Cổ thư ghi lại: Khí tụ thành hình, hình nào khí đó, đây là một định đề cho sự hình từ khởi nguyên vũ trụ cho đến sự hình thành vạn hữu,cũng là tiêu chí quán xét trong Hình thể Phong thủy Lạc Việt, hay gọi là Hình Lý Khí.
Sa, theo cổ thư, là những mô đất hay vũng, đầm, hồ có hình thể xấu án trước công trình nhà ở dinh thự; nhưng ngày nay, do sự quần tụ của con người trong một xã hội hiện đại thì Sa cũng sẽ có thể những công trình phụ,những công trình công cộng như bùng binh, bồn hoa công cộng, những bùng binh hình tam giác, hình nhọn…cũng được gọi là Sa.
Bởi, theo nguyên lý “hình nào khí đó” thì mọi hiện hữu manghình thể xấu án trước công trình đều có tương tác xấu, chính do khí chất của hình thể đó với công trình, có thể nói “hình xấu thì khí xấu, hình sát thì khísát".
Người Việt có câu: “xem mặt bắt hình vong”, nếu mặt là hình thể thì vong là khí chất, cơ sở đầu tiên cho sự nhận định tương tác từ đối tượng đối này với một đối tượng khác thì điều đầu tiên là quán xét hình thể thể hiện, như đã nói, hình sát thì khí sát, hình xấu thì khí xấu, người có tướngngười vạn vật cũng có hình tướng và sự tương tác là đương nhiên.
Vài Hung Sa sau đây được trích lại từ sách “Địa Lý Toàn Thư”được diễn tả bằng tranh tương đối rỏ ý, cụ thể cho việc xem Hung Sa.
Cổ thư ghi lại: Khí tụ thành hình, hình nào khí đó, đây là một định đề cho sự hình từ khởi nguyên vũ trụ cho đến sự hình thành vạn hữu,cũng là tiêu chí quán xét trong Hình thể Phong thủy Lạc Việt, hay gọi là Hình Lý Khí.
Sa, theo cổ thư, là những mô đất hay vũng, đầm, hồ có hình thể xấu án trước công trình nhà ở dinh thự; nhưng ngày nay, do sự quần tụ của con người trong một xã hội hiện đại thì Sa cũng sẽ có thể những công trình phụ,những công trình công cộng như bùng binh, bồn hoa công cộng, những bùng binh hình tam giác, hình nhọn…cũng được gọi là Sa.
Bởi, theo nguyên lý “hình nào khí đó” thì mọi hiện hữu manghình thể xấu án trước công trình đều có tương tác xấu, chính do khí chất của hình thể đó với công trình, có thể nói “hình xấu thì khí xấu, hình sát thì khísát".
Người Việt có câu: “xem mặt bắt hình vong”, nếu mặt là hình thể thì vong là khí chất, cơ sở đầu tiên cho sự nhận định tương tác từ đối tượng đối này với một đối tượng khác thì điều đầu tiên là quán xét hình thể thể hiện, như đã nói, hình sát thì khí sát, hình xấu thì khí xấu, người có tướngngười vạn vật cũng có hình tướng và sự tương tác là đương nhiên.
Vài Hung Sa sau đây được trích lại từ sách “Địa Lý Toàn Thư”được diễn tả bằng tranh tương đối rỏ ý, cụ thể cho việc xem Hung Sa.
Các anh chị em lưu ý:
Có những hình tượng mà người xưa không có, như tên lửa, máy bay, hỏa pháo, súng... và nếu hình Sa mang hình có khí xấu như vậy, tùy theo sự liên tưởng của mọi người, thì có tương tác xấu.
Có những hình tượng mà người xưa không có, như tên lửa, máy bay, hỏa pháo, súng... và nếu hình Sa mang hình có khí xấu như vậy, tùy theo sự liên tưởng của mọi người, thì có tương tác xấu.
TRẠCH PHỤ CÁT HUNG.
(Tức là các hạng mục phụ thuộc về ngôi nhà lành và dữ)
ĐẠI MÔN CÁT HUNG.(Tức là các hạng mục phụ thuộc về ngôi nhà lành và dữ)
(Tức là cái cửa chính lớn nhất của toàn thể ngôi nhà, như là cái cổng ngoài sân)
Đây là nói về những cái phụ thuộc vào ngôi nhà xấu, tốt như thế nào, đều có liên hệ đến những nhà trong ngôi đó. Như là: Đại môn, môn lầu, hành lang, chái nhà, nhà bếp, nhà kho, cửa, lối đi, cửa sổ, giếng nước, hồ ao, cầu tiêu, nhà chứa than củi, tường vách. Đường đi, cây cối v.v.. tất cả đều xấu, tốt đếu có liên hệ rất lớn.
Trước nhất là cái cửa lớn (đại môn):
* Cần phải đoan chính, quang đãng, tương xứng với toà nhà, hai cánh cửa phải quân bình, một kiểu kích thứơc phải chọn kích thứơc, tấc ở khoảng độ cát tường, đừng phạm vào số hung sát.
* Cửa rông lớn quá, thì sinh ra nhiều con gái, cánh cửa bên tả lớn hơn sẽ bị hoán thê (thay đổi vợ) cánh bên hữu lớn sẽ bị cô quả.
Ở đây sách nói về cánh cửa, nhưng anh chị em lưu ý liên hệ về cửa rào. Nhiều nhà làm hai cổng lớn và cùng một mặt tường rào, cũng có thể rơi vào trường hợp trên. Tính từ trong nhà nhìn ra: Cửa bên trái lớn, chồng đào hoa, cửa bên phải lớn vợ chồng thiếu hòa hợp, hay xa cách.
* Cửa xây lớn hõm sâu như cửa hang, sẽ bị tù đày ngục thất, phía trước cửa nếu có tường đâm thẳng vào thì tổn thương con gái, hoặc cơ hình nhọn như ngọn bút, hoặc mũi đao chỉ thẳng vào như tiễn xạ ( tên nỏ bắn vào). Những cửa sép 2 bên cạnh nhà, hoặc bên hông cũng cần phải lựa lấy phương tương sinh, tránh phương tương khắc
Đây là hình ảnh có thể minh họa cho kiểu cửa xây như cái hang do sự hõm sâu ở phía trên.
MÔN LÂU CÁT HUNG:
( Môn lâu là cái cửa có cái lầu ở trên)
Cái lầu ở trên cái cửa, ví như mặt cửa, hay là cái miệng của người ta, là nơi ăn, uống hô hấp thu nạp mọi phẩm vật từ ngoài vào, để nuôi nấng ngũ tạng của thân thể, mới là quan trọng hơn hết. Vậy có ngữ có câu: “ Thiên kim môn lâu, lương hửu dĩ dã” nghĩa là: Ngàn vàng đánh giá, cửa lâu quý hơn. Không làm môn lầu thì thôi, đã làm nó thì sự tốt xấu do đó mà ảnh hưởng liên quan đến toàn cả phong thuỷ của toà nhà. Vì vậy cần phải hiểu biết.
* Nếu cái cổng lầu lệch bên tả, hoặc chỉ ở góc bên tả có cổng lầu, thì phòng trưởng nam không có con nối dòng, bị cô quả.
* Cái cổng lầu lệch về bên hữu thì các con thứ gặp nhiều bịnh tai, 4 góc mái lầu cao vót như dâng bay lên, thời sẽ bị xảy ra án mạng, kiện cáo lôi thôi.
* Lầu mà chật hẹp quá thì người của sẽ suy kém.
* Cột vách lầu thò ra mái bên, tường đất đụng vưóng vào tay, sẽ bị cô quả.
* Lầu cao ngất ngưởng bị cô quả và truỵ thai.
* Lầu lớn quá sẽ bị thưa kiện, chết tha phương, lầu lệch lạc, méo mó cũng vậy.
* Lầu như hình chữ thuỷ, chữ nhân bai ra thường hay bị tang tóc, bịnh tật.
* Lầu ở trên, giáp ở dưới mở 2 cửa, tiền của khó mà giữ được( mở 1 thì không sao).
* Lầu có 4 mái nằm trên 1 cột, thì phát tài gồm có tiểu công danh.
* Vách lầu thốt nhiên quét vôi sơn trắng, sẽ có chuyện cãi chửi nhau ngay.
* Hai chân lầu mở lộ hở ra, sẽ sinh nội loạn, bêu tiếng xấu.
* Lầu cao phạm vào phương sát, khó toàn được nhân mạng.
* Lầu mà trông như tâm bệnh bài, thì già, trẻ sớm bi ai.
* Lầu tầng nọ chất chồng lên tầng kia, thì bi điếc mù, bịnh tắc mũi.
* Lầu chẻ kẽ toả ra như hình bó sợi đay gai, không sớm thì chầy sẽ có tang chế ngay.
* Lầu như úp phủ mái tranh đằng trước, sẽ bị bịnh u mê liền.
Thiên Sứ: Những gia đình quyền quý , phú túc ngày xưa cũng ít khi có nhà nào xây môn lầu. Thường môn lầu chỉ ở những trang trại lớn, thành quách, làng lớn giàu có hoặc lâu đài, dinh thự của các quan to. Cuốn sách này có từ thời cổ xưa, bởi vậy chúng ta phải liên hệ với kiến trúc hiện đại. Đó là những ô gió phía trên cửa chính các ngôi nhà hiện đại, hoặc chính là tầng trên của cửa chính mà không có sân. Chúng ta thấy rằng: Phần lớn những nhà mà tầng trên có mặt trước sát cửa và xây mặt lồi, mặt thụt thường gặp những chuyện trục trắc. Mức độ xấu đến đâu, còn do các yếu tố khác liên quan.
HÀNH LANG TỐT VÀ XẤU
Sãnh đường ( phòng chính ) như là bản thân chủ nhân. Hành lang ( chái hiên ) cũng như chân tay, đầy tớ, thì chủ nhân không có người sai khiến, không có tay chân thì thân thể cũng vô dụng. Vì vậy ảnh hưởng của hành lang cũng không nên coi thường.
* Hành lang phải ngay thẳng cùng với nhà chính chạy ra hai bên là tưóng tốt.Thiên Sứ: Tức là chay ngang qua cửa chính khu nhà và ôm lấy hai bên hông nhà.
* Nếu trong nhà có nhiều ngăn, chỗ nào gặp sát khí thì mở 1 phòng lớn cho tiết đi.Thiên Sứ: Hành lang trong nhà hiện đại, đôi khi hành lang đi qua nhiều phòng. Sát khí có thể hiểu là: Phương vị xấu, hướng xấu....Bởi vậy, việc theo sách này nói như trên thì chúng ta cũng cần rất thận trọng. Bởi vậy, việc mở phòng lớn để tiết khí (Thoái khí) là việc cần cân nhắc.
* Trong căn nhà có 2,3 ngăn thì không thể có hành lang.
* Xà ngang của mái hiên trước, chỗ nước chảy phải cao hơn xà ngang của mái hiên sau 1 vài tấc mới hợp cách, mới giàu có lâu dài.Thiên Sứ: Tức mái sau thấp hơn mái trước.
* Hành lang nên làm theo kiểu chữ nhân, kiểu chữ thuỷ.
* Nếu trước sân không hiên và cột thêm như có vẻ quay lưng ra ngoài, thì người trong nhà bất hoà, tôi tớ là người ngoài nên thêm cột ở cửa hiên sau, cửa hiên sau phải thấp hơn hiên trước 5,6 hoặc 8,9 tấc. Nhưng mái tranh ở đầu hiên bên dưới không nên cao mái hiên đầu trên. Nên lưu thông, nếu bế tắc thì đinh tài đều hao tán, nhà cửa sẽ bán cho người khác. Nếu người sau mua mà không sửa lại cũng sẽ bán nữa. Tại sao? Vì mái tranh dưới không mở ra thì không tụ tài được.
Sau đây tôi (Việt Hải) xin nêu lên những sự bàn về sự tốt xấu về hành lang của những học giả danh tiếng.
* Nhà lớn mà không có hành lang, thì mất của, ly hương, mất chức.
* Hành lang đứng rời xa tường căn nhà, ruộng mương bị bán mất, thương tổn nhân thân.
* Có hành lang trước mà không có hàng lang sau thì nhà sẽ được ở lâu, yên ổn,
* Có hành lang sau mà không có hang lang trước, suốt đời ăn chơi hết của cải.
* Hàng lang bên dài, bên ngắn sẽ bị thưa kiện, hỗn loạn.
* Một bên có hành lang, 1 bên không, sẽ tổn hại các con nhỏ. Một căn nhà không có chái tựa như một cái quan tài, sẽ tán tài, cha con không hoà thuận.
* Hai hành lang, như co ngắn lại như cánh tay, trong nhà thường có người chết.Thiên Sứ: Tức hành lang trông như cánh tay co lại.
* Hàng lang một bên rộng và có đắp tường bên ngoài, thì 1 phòng sẽ không con.Thiên Sứ:Tức hành lang sát tường rào. Câu này chỉ dành cho ngươi nhiều vợ thì có một vợ không có con.
* Xối nước từ hành lang hướng vào nhà thì các nô tỳ tận tâm, tận lực.Thiên Sứ: Quan sát khi trời mưa, nếu nước chảy nghiêng về phía từng nhà thì ứng với câu trên.
Người quân tử chỉ hỏi về điều hoạ mà không hỏi điều phúc, nên chỉ đoán về điều xấu mà không đoán về điều tốt.
MÔN LÂU CÁT HUNG:
( Môn lâu là cái cửa có cái lầu ở trên)
Cái lầu ở trên cái cửa, ví như mặt cửa, hay là cái miệng của người ta, là nơi ăn, uống hô hấp thu nạp mọi phẩm vật từ ngoài vào, để nuôi nấng ngũ tạng của thân thể, mới là quan trọng hơn hết. Vậy có ngữ có câu: “ Thiên kim môn lâu, lương hửu dĩ dã” nghĩa là: Ngàn vàng đánh giá, cửa lâu quý hơn. Không làm môn lầu thì thôi, đã làm nó thì sự tốt xấu do đó mà ảnh hưởng liên quan đến toàn cả phong thuỷ của toà nhà. Vì vậy cần phải hiểu biết.
* Nếu cái cổng lầu lệch bên tả, hoặc chỉ ở góc bên tả có cổng lầu, thì phòng trưởng nam không có con nối dòng, bị cô quả.
* Cái cổng lầu lệch về bên hữu thì các con thứ gặp nhiều bịnh tai, 4 góc mái lầu cao vót như dâng bay lên, thời sẽ bị xảy ra án mạng, kiện cáo lôi thôi.
* Lầu mà chật hẹp quá thì người của sẽ suy kém.
* Cột vách lầu thò ra mái bên, tường đất đụng vưóng vào tay, sẽ bị cô quả.
* Lầu cao ngất ngưởng bị cô quả và truỵ thai.
* Lầu lớn quá sẽ bị thưa kiện, chết tha phương, lầu lệch lạc, méo mó cũng vậy.
* Lầu như hình chữ thuỷ, chữ nhân bai ra thường hay bị tang tóc, bịnh tật.
* Lầu ở trên, giáp ở dưới mở 2 cửa, tiền của khó mà giữ được( mở 1 thì không sao).
* Lầu có 4 mái nằm trên 1 cột, thì phát tài gồm có tiểu công danh.
* Vách lầu thốt nhiên quét vôi sơn trắng, sẽ có chuyện cãi chửi nhau ngay.
* Hai chân lầu mở lộ hở ra, sẽ sinh nội loạn, bêu tiếng xấu.
* Lầu cao phạm vào phương sát, khó toàn được nhân mạng.
* Lầu mà trông như tâm bệnh bài, thì già, trẻ sớm bi ai.
* Lầu tầng nọ chất chồng lên tầng kia, thì bi điếc mù, bịnh tắc mũi.
* Lầu chẻ kẽ toả ra như hình bó sợi đay gai, không sớm thì chầy sẽ có tang chế ngay.
* Lầu như úp phủ mái tranh đằng trước, sẽ bị bịnh u mê liền.
Thiên Sứ: Những gia đình quyền quý , phú túc ngày xưa cũng ít khi có nhà nào xây môn lầu. Thường môn lầu chỉ ở những trang trại lớn, thành quách, làng lớn giàu có hoặc lâu đài, dinh thự của các quan to. Cuốn sách này có từ thời cổ xưa, bởi vậy chúng ta phải liên hệ với kiến trúc hiện đại. Đó là những ô gió phía trên cửa chính các ngôi nhà hiện đại, hoặc chính là tầng trên của cửa chính mà không có sân. Chúng ta thấy rằng: Phần lớn những nhà mà tầng trên có mặt trước sát cửa và xây mặt lồi, mặt thụt thường gặp những chuyện trục trắc. Mức độ xấu đến đâu, còn do các yếu tố khác liên quan.
HÀNH LANG TỐT VÀ XẤU
Sãnh đường ( phòng chính ) như là bản thân chủ nhân. Hành lang ( chái hiên ) cũng như chân tay, đầy tớ, thì chủ nhân không có người sai khiến, không có tay chân thì thân thể cũng vô dụng. Vì vậy ảnh hưởng của hành lang cũng không nên coi thường.
* Hành lang phải ngay thẳng cùng với nhà chính chạy ra hai bên là tưóng tốt.Thiên Sứ: Tức là chay ngang qua cửa chính khu nhà và ôm lấy hai bên hông nhà.
* Nếu trong nhà có nhiều ngăn, chỗ nào gặp sát khí thì mở 1 phòng lớn cho tiết đi.Thiên Sứ: Hành lang trong nhà hiện đại, đôi khi hành lang đi qua nhiều phòng. Sát khí có thể hiểu là: Phương vị xấu, hướng xấu....Bởi vậy, việc theo sách này nói như trên thì chúng ta cũng cần rất thận trọng. Bởi vậy, việc mở phòng lớn để tiết khí (Thoái khí) là việc cần cân nhắc.
* Trong căn nhà có 2,3 ngăn thì không thể có hành lang.
* Xà ngang của mái hiên trước, chỗ nước chảy phải cao hơn xà ngang của mái hiên sau 1 vài tấc mới hợp cách, mới giàu có lâu dài.Thiên Sứ: Tức mái sau thấp hơn mái trước.
* Hành lang nên làm theo kiểu chữ nhân, kiểu chữ thuỷ.
* Nếu trước sân không hiên và cột thêm như có vẻ quay lưng ra ngoài, thì người trong nhà bất hoà, tôi tớ là người ngoài nên thêm cột ở cửa hiên sau, cửa hiên sau phải thấp hơn hiên trước 5,6 hoặc 8,9 tấc. Nhưng mái tranh ở đầu hiên bên dưới không nên cao mái hiên đầu trên. Nên lưu thông, nếu bế tắc thì đinh tài đều hao tán, nhà cửa sẽ bán cho người khác. Nếu người sau mua mà không sửa lại cũng sẽ bán nữa. Tại sao? Vì mái tranh dưới không mở ra thì không tụ tài được.
Sau đây tôi (Việt Hải) xin nêu lên những sự bàn về sự tốt xấu về hành lang của những học giả danh tiếng.
* Nhà lớn mà không có hành lang, thì mất của, ly hương, mất chức.
* Hành lang đứng rời xa tường căn nhà, ruộng mương bị bán mất, thương tổn nhân thân.
* Có hành lang trước mà không có hàng lang sau thì nhà sẽ được ở lâu, yên ổn,
* Có hành lang sau mà không có hang lang trước, suốt đời ăn chơi hết của cải.
* Hàng lang bên dài, bên ngắn sẽ bị thưa kiện, hỗn loạn.
* Một bên có hành lang, 1 bên không, sẽ tổn hại các con nhỏ. Một căn nhà không có chái tựa như một cái quan tài, sẽ tán tài, cha con không hoà thuận.
* Hai hành lang, như co ngắn lại như cánh tay, trong nhà thường có người chết.Thiên Sứ: Tức hành lang trông như cánh tay co lại.
* Hàng lang một bên rộng và có đắp tường bên ngoài, thì 1 phòng sẽ không con.Thiên Sứ:Tức hành lang sát tường rào. Câu này chỉ dành cho ngươi nhiều vợ thì có một vợ không có con.
* Xối nước từ hành lang hướng vào nhà thì các nô tỳ tận tâm, tận lực.Thiên Sứ: Quan sát khi trời mưa, nếu nước chảy nghiêng về phía từng nhà thì ứng với câu trên.
Người quân tử chỉ hỏi về điều hoạ mà không hỏi điều phúc, nên chỉ đoán về điều xấu mà không đoán về điều tốt.
PHONG THỦY LẠC VIỆT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Có người đặt vấn đề về hướng nhà ở Bắc & Nam cực khi kim địa bàn quay không định hướng ở Bắc Cực và coi đó như là một bằng chứng để thấy tính cục bộ và là một lý thuyết không hoàn chỉnh của văn minh cổ Đông phương - dù theo sách Hán - hay nhân danh nền văn hiến Việt.
Chính vì sự ngông nghênh, kiêu ngạo của người này mà tôi đã cảm thấy không thể trả lời chia sẻ kiến thức cho những loại người như vậy. Nhưng điều này tôi thấy cần phải xác định với anh chị em trong lớp Phong Thủy Lạc Việt để mọi người thấy được tính hoàn chỉnh, nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh nền văn hiến Việt mà môn Phong thủy Lạc Việt chỉ là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này.
I - Phong thủy Bắc và Nam cực
Anh chị em thân mến.
Vấn nạn về hướng nhà ở Bắc và Nam cực là một vấn nạn của môn Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, nó đặc biệt quan trọng và có tính minh chứng cho sự khập khiễng của phái Bát trạch Hán - được coi là một phương pháp ứng dụng độc lập trong phong thủy có nguồn gốc Hán. Nhưng anh chị em đều biết rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hướng nhà và các yếu tố tương tác của việc ứng dụng của phương pháp Bát trạch, chỉ là một trong yếu tố cần và quan trong trong bốn yếu tố tương tác chính. Bản chất của Bát Trạch Lạc Việt chính là phương pháp ứng dụng những tương tác nội tại của Địa Cầu với con người, mà chủ yếu là từ trường trái đất và sự vận động quay của Địa cầu từ Tây sang Đông.
La bàn thực chất chỉ là một phương tiện mà con người lợi dụng từ trường trái Đất để xác định phương hướng trong điều kiện của nó. Nhưng đó không phải là phương tiện duy nhất để xác định phương hướng. Bởi vậy, việc la bàn quay tít ở Bắc & Nam cực thì đó chỉ là trong điều kiện cụ thể này thì phương tiện La Bàn không hoạt động được. Nhưng không có nghĩa rằng: Con người không thể xác định được phương hướng khi ở Bắc và Nam cực. Điều này Đào Hoa đã trả lời một cách xuất sắc về nhị thập bát tú liên quan đến phương vị. Nếu Đào Hoa trả lời chậm thì đấy cũng là câu trả lời của tôi. Anh chị em có thể sưu tầm trên các trang mạng nói về phương hướng trong vũ trụ liên quan đến các chòm sao này.
Do tính chất liên hệ tương tác của Từ Trường trái Đất để cấu thành yếu tố Bát trạch mà khi làm nhà ở Bắc và Nam cực thì yếu tố này bị loại suy - nhưng chỉ trong một điều kiện duy nhất là: Tâm nhà nằm đúng giữa cực Nam hoặc Bắc bán cầu. Trong trường hợp này - nếu ở cực Bắc thì nhà luôn hướng Nam và ngược lại. Cho dù đó là nhà bốn phía tường và chúng ta trổ đủ 4 cửa, do từ trường đi từ Bắc vào Nam.
Bởi vậy yếu tố Bát trạch bị loại suy trong trường hợp này.
Làm nhà ở Bắc hoặc Nam cực thì chẳng bao giờ khá. Tất nhiên, vì yếu tố Loan Đầu Hình Lý Khí (Gồm cả Âm Dương khí) ở đây gần như không có. Nhưng yếu tố cấu trúc hình thể và Huyền Không thì vẫn xác định.
Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt vẫn xác định được phương pháp của nó, ngay cả trong trường hợp tâm nhà nằm đúng giữa hai cực Nam và Bắc bán cầu.Nhưng nó chỉ cần nhích ra khỏi tâm cực 1 m thì vấn đề đã hoàn toàn khác đi.
Anh chị em cũng biết một kiến thức phổ thông sau đây:
Cực địa cầu không ổn định do quả địa cầu rung trong khi quay quanh nó, và độ lệch của cực địa cầu có đường kính là 1m. Lúc này thì căn nhà có cửa theo chiều quay của trái Đất luôn là hướng Đông và từ đó suy ra các hướng khác.
Giảng đến đây, anh chị em có thể thắc mắc rằng: Phong Thủy Tàu bị loại suy Bát Trạch, Phong Thủy Lạc Việt cũng bị loại suy Bát trạch thế thì đây là yếu tố sai của thuyết Âm Dương Ngũ hành Lạc Việt và các vấn đề liên quan trong sách Tàu. Khác nhau ở chỗ nào?
Điều khác nhau ở đây là:
Lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt xác định 4 yếu tố tương tác chính được thống nhất ứng dụng. Đương nhiên trong hoàn cảnh một yếu tố tương tác bị loại suy thì không dùng được yếu tố đó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt vĩ đại (*) xác định rằng:
Thực tại vũ trụ chính là nguyên nhân khách quan được nhận thức và thuyết Âm Dương Ngũ hành phản ánh thực tại đó. Bản chất vũ trụ là tương tác và đó cũng là sự ứng dụng trong lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt. Do đó, khi một yếu tố tương tác bị loại suy trên thực tế, thì ứng dụng có tính bộ phận của thuyết này trong trường hợp cụ thể phản ánh tương tác này không tác dụng. Còn phong thủy từ cổ thư chữ Hán quan niệm Bát trạch là một trường phái riêng phần và là hệ quả trực tiếp ứng dụng lý thuyết với nguyên lý của sách Tàu vào trường hợp cụ thể bị sai thì toàn bộ nguyên lý của nó: "Hậu Thiên Văn Vương với Lạc Thư" sẽ chỉ là một thuyết không hoàn chỉnh.
Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Nếu chúng ta xây nhà trên mặt trăng thì việc ứng dụng duy nhất chính là cấu trúc hình thể Lạc Việt và Huyền không trên cơ sở phương hướng được xác định từ nhị thập bát tú. Vì ở đây yếu tố tương tác từ trường trái đất không có.
Còn nếu chúng ta xây nhà ở Thiên Hà khác thì sự định vị phương hướng sẽ khác đi.
Bởi vì yếu tố tương tác khác đi.
II - Nhà ở Nam bán cầu.
Cũng chính vì tính không hoàn chỉnh, rời rạc của các sách có từ cổ thư chữ Hán, nên nó đã tạo ra những vấn nạn không giải thích được. Một trong những vấn nạn tiếp theo là:
Nhà ở Nam bán cầu thì những phương pháp luận các vấn đề thời tiết như: Mùa Đông thuộc Thủy, Mùa Thu thuộc Kim ...còn đúng nữa không - khi khí hậu bị đảo ngược? Từ đó đặt ra vấn đề Khảm - Bắc - thủy lạnh, thì ở đây chính cực Nam mới lạnh còn phía Bắc lại .....nóng? Từ đó đặt ra vấn đề: Minh Đường Phượng đỏ phương Nam, Huyền Vũ - Huyền Qui phương Bắc ....sẽ giải quyết thế nào?
Những vấn nạn này hoàn toàn Phong Thủy có nguồn gốc Hán không giải quyết được bởi tính lý thuyết thuần túy và không hiểu được bản chất của những khái niệm trong phương pháp luận của nó phản ánh thực tại nào. Chính vì vậy, khi nhận thức của con người vượt qua giới hạn địa lý ở Đông phương và vượt qua Xích Đạo xuống đến Châu Úc thì vấn nạn được đặt ra với Nam cực lãnh lẽo trong khi phương Nam theo Lý học Đông phương thuộc Ly Hỏa - hiểu theo một nghĩa đơn giản: Hỏa là Lửa, nóng nực.
Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt xác định chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì nội dung những khái niệm của nó - không như cổ thư chữ Hán nói đến. Khái niệm Ngũ hành không đơn giản chỉ là phản ánh sự nóng lạnh mà con người cảm nhân bằng giác quan trực tiếp, mà nó là khái niệm của những dạng tồn tại vật chất từ khởi nguyên của vũ trụ được phân loại. Từ tính chất của những dạng vật chất này phân Âm Dương và ký hiệu hóa bằng Bát Quái - tiếp tục tương tác và dẫn đến các hiện tượng tự nhiên trên Địa cầu và của chính Địa cầu.
Chính vì tính chất liên quan cụ thể của Phương vị Địa Cầu với các trạng thái Ngũ hành từ khởi nguyên vũ trụ đã qui ước, mà dẫn đến quái Ly - Hỏa phương Nam, chứ không phải vì Phương nam nóng nực nên qui ước bằng Quái Ly - Hỏa.Thí dụ:
Cản là trời, là con ngựa có đốm trắng trên đầu, là cửa khuyết, là con ốc, con ba ba. Vậy bản chất quẻ Càn là gì? Là con Ba ba hay con ngựa?
Hoặc như:
Khảm là Thủy, là vực thẳm hiểm trở, là cây có lõi cứng và to....Vậy tại sao Khảm là Thủy , lại còn là cây (Mộc) có lõi cứng và to?
Thực ra đấy là những sự vật, sự việc được phân loại từ những tương tác khởi nguyên do sự tương tác của năm yếu tố vật chất căn bản của vũ trụ tạo thành. Những sự vật, hoặc sự việc nào, mang tính chất đặc tính của năm yếu tố này thì sẽ phân loại thuộc yếu tố đó. Đó là lý do mà Cây có lõi cứng và to - so với các cây khác - tính đồng đẳng - thuộc thủy.
Tương tự như vậy thì phương Nam thuộc quẻ Ly với yếu tố Hỏa, chứ không phải vì phương Nam nóng hơn phương Bắc trên địa Cầu nên thuộc Hỏa. Nóng lạnh chỉ trạng thái phân biệt bằng giác quan của con người.
Còn đây là tính quy ước có nguồn gốc từ vũ trụ. Với Mặt trời thì bình nước sôi là lạnh. Nhưng mặt trời có thể là lạnh với một ngôi sao khác.
Do đó - xác định yếu tố tương tác từ trường trái đất lên con người - thì chúng ta vẫn không có thay đổi về phương pháp luận của Phong thủy Lạc Việt với Nam Bán Cầu.
Anh chị em thân mến.Có người đặt vấn đề về hướng nhà ở Bắc & Nam cực khi kim địa bàn quay không định hướng ở Bắc Cực và coi đó như là một bằng chứng để thấy tính cục bộ và là một lý thuyết không hoàn chỉnh của văn minh cổ Đông phương - dù theo sách Hán - hay nhân danh nền văn hiến Việt.
Chính vì sự ngông nghênh, kiêu ngạo của người này mà tôi đã cảm thấy không thể trả lời chia sẻ kiến thức cho những loại người như vậy. Nhưng điều này tôi thấy cần phải xác định với anh chị em trong lớp Phong Thủy Lạc Việt để mọi người thấy được tính hoàn chỉnh, nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh nền văn hiến Việt mà môn Phong thủy Lạc Việt chỉ là một bộ môn ứng dụng của học thuyết này.
I - Phong thủy Bắc và Nam cực
Anh chị em thân mến.
Vấn nạn về hướng nhà ở Bắc và Nam cực là một vấn nạn của môn Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán, nó đặc biệt quan trọng và có tính minh chứng cho sự khập khiễng của phái Bát trạch Hán - được coi là một phương pháp ứng dụng độc lập trong phong thủy có nguồn gốc Hán. Nhưng anh chị em đều biết rằng: Trong Phong Thủy Lạc Việt thì hướng nhà và các yếu tố tương tác của việc ứng dụng của phương pháp Bát trạch, chỉ là một trong yếu tố cần và quan trong trong bốn yếu tố tương tác chính. Bản chất của Bát Trạch Lạc Việt chính là phương pháp ứng dụng những tương tác nội tại của Địa Cầu với con người, mà chủ yếu là từ trường trái đất và sự vận động quay của Địa cầu từ Tây sang Đông.
La bàn thực chất chỉ là một phương tiện mà con người lợi dụng từ trường trái Đất để xác định phương hướng trong điều kiện của nó. Nhưng đó không phải là phương tiện duy nhất để xác định phương hướng. Bởi vậy, việc la bàn quay tít ở Bắc & Nam cực thì đó chỉ là trong điều kiện cụ thể này thì phương tiện La Bàn không hoạt động được. Nhưng không có nghĩa rằng: Con người không thể xác định được phương hướng khi ở Bắc và Nam cực. Điều này Đào Hoa đã trả lời một cách xuất sắc về nhị thập bát tú liên quan đến phương vị. Nếu Đào Hoa trả lời chậm thì đấy cũng là câu trả lời của tôi. Anh chị em có thể sưu tầm trên các trang mạng nói về phương hướng trong vũ trụ liên quan đến các chòm sao này.
Do tính chất liên hệ tương tác của Từ Trường trái Đất để cấu thành yếu tố Bát trạch mà khi làm nhà ở Bắc và Nam cực thì yếu tố này bị loại suy - nhưng chỉ trong một điều kiện duy nhất là: Tâm nhà nằm đúng giữa cực Nam hoặc Bắc bán cầu. Trong trường hợp này - nếu ở cực Bắc thì nhà luôn hướng Nam và ngược lại. Cho dù đó là nhà bốn phía tường và chúng ta trổ đủ 4 cửa, do từ trường đi từ Bắc vào Nam.
Bởi vậy yếu tố Bát trạch bị loại suy trong trường hợp này.
Làm nhà ở Bắc hoặc Nam cực thì chẳng bao giờ khá. Tất nhiên, vì yếu tố Loan Đầu Hình Lý Khí (Gồm cả Âm Dương khí) ở đây gần như không có. Nhưng yếu tố cấu trúc hình thể và Huyền Không thì vẫn xác định.
Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt vẫn xác định được phương pháp của nó, ngay cả trong trường hợp tâm nhà nằm đúng giữa hai cực Nam và Bắc bán cầu.Nhưng nó chỉ cần nhích ra khỏi tâm cực 1 m thì vấn đề đã hoàn toàn khác đi.
Anh chị em cũng biết một kiến thức phổ thông sau đây:
Cực địa cầu không ổn định do quả địa cầu rung trong khi quay quanh nó, và độ lệch của cực địa cầu có đường kính là 1m. Lúc này thì căn nhà có cửa theo chiều quay của trái Đất luôn là hướng Đông và từ đó suy ra các hướng khác.
Giảng đến đây, anh chị em có thể thắc mắc rằng: Phong Thủy Tàu bị loại suy Bát Trạch, Phong Thủy Lạc Việt cũng bị loại suy Bát trạch thế thì đây là yếu tố sai của thuyết Âm Dương Ngũ hành Lạc Việt và các vấn đề liên quan trong sách Tàu. Khác nhau ở chỗ nào?
Điều khác nhau ở đây là:
Lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt xác định 4 yếu tố tương tác chính được thống nhất ứng dụng. Đương nhiên trong hoàn cảnh một yếu tố tương tác bị loại suy thì không dùng được yếu tố đó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt vĩ đại (*) xác định rằng:
Thực tại vũ trụ chính là nguyên nhân khách quan được nhận thức và thuyết Âm Dương Ngũ hành phản ánh thực tại đó. Bản chất vũ trụ là tương tác và đó cũng là sự ứng dụng trong lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt. Do đó, khi một yếu tố tương tác bị loại suy trên thực tế, thì ứng dụng có tính bộ phận của thuyết này trong trường hợp cụ thể phản ánh tương tác này không tác dụng. Còn phong thủy từ cổ thư chữ Hán quan niệm Bát trạch là một trường phái riêng phần và là hệ quả trực tiếp ứng dụng lý thuyết với nguyên lý của sách Tàu vào trường hợp cụ thể bị sai thì toàn bộ nguyên lý của nó: "Hậu Thiên Văn Vương với Lạc Thư" sẽ chỉ là một thuyết không hoàn chỉnh.
Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Nếu chúng ta xây nhà trên mặt trăng thì việc ứng dụng duy nhất chính là cấu trúc hình thể Lạc Việt và Huyền không trên cơ sở phương hướng được xác định từ nhị thập bát tú. Vì ở đây yếu tố tương tác từ trường trái đất không có.
Còn nếu chúng ta xây nhà ở Thiên Hà khác thì sự định vị phương hướng sẽ khác đi.
Bởi vì yếu tố tương tác khác đi.
II - Nhà ở Nam bán cầu.
Cũng chính vì tính không hoàn chỉnh, rời rạc của các sách có từ cổ thư chữ Hán, nên nó đã tạo ra những vấn nạn không giải thích được. Một trong những vấn nạn tiếp theo là:
Nhà ở Nam bán cầu thì những phương pháp luận các vấn đề thời tiết như: Mùa Đông thuộc Thủy, Mùa Thu thuộc Kim ...còn đúng nữa không - khi khí hậu bị đảo ngược? Từ đó đặt ra vấn đề Khảm - Bắc - thủy lạnh, thì ở đây chính cực Nam mới lạnh còn phía Bắc lại .....nóng? Từ đó đặt ra vấn đề: Minh Đường Phượng đỏ phương Nam, Huyền Vũ - Huyền Qui phương Bắc ....sẽ giải quyết thế nào?
Những vấn nạn này hoàn toàn Phong Thủy có nguồn gốc Hán không giải quyết được bởi tính lý thuyết thuần túy và không hiểu được bản chất của những khái niệm trong phương pháp luận của nó phản ánh thực tại nào. Chính vì vậy, khi nhận thức của con người vượt qua giới hạn địa lý ở Đông phương và vượt qua Xích Đạo xuống đến Châu Úc thì vấn nạn được đặt ra với Nam cực lãnh lẽo trong khi phương Nam theo Lý học Đông phương thuộc Ly Hỏa - hiểu theo một nghĩa đơn giản: Hỏa là Lửa, nóng nực.
Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt xác định chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì nội dung những khái niệm của nó - không như cổ thư chữ Hán nói đến. Khái niệm Ngũ hành không đơn giản chỉ là phản ánh sự nóng lạnh mà con người cảm nhân bằng giác quan trực tiếp, mà nó là khái niệm của những dạng tồn tại vật chất từ khởi nguyên của vũ trụ được phân loại. Từ tính chất của những dạng vật chất này phân Âm Dương và ký hiệu hóa bằng Bát Quái - tiếp tục tương tác và dẫn đến các hiện tượng tự nhiên trên Địa cầu và của chính Địa cầu.
Chính vì tính chất liên quan cụ thể của Phương vị Địa Cầu với các trạng thái Ngũ hành từ khởi nguyên vũ trụ đã qui ước, mà dẫn đến quái Ly - Hỏa phương Nam, chứ không phải vì Phương nam nóng nực nên qui ước bằng Quái Ly - Hỏa.Thí dụ:
Cản là trời, là con ngựa có đốm trắng trên đầu, là cửa khuyết, là con ốc, con ba ba. Vậy bản chất quẻ Càn là gì? Là con Ba ba hay con ngựa?
Hoặc như:
Khảm là Thủy, là vực thẳm hiểm trở, là cây có lõi cứng và to....Vậy tại sao Khảm là Thủy , lại còn là cây (Mộc) có lõi cứng và to?
Thực ra đấy là những sự vật, sự việc được phân loại từ những tương tác khởi nguyên do sự tương tác của năm yếu tố vật chất căn bản của vũ trụ tạo thành. Những sự vật, hoặc sự việc nào, mang tính chất đặc tính của năm yếu tố này thì sẽ phân loại thuộc yếu tố đó. Đó là lý do mà Cây có lõi cứng và to - so với các cây khác - tính đồng đẳng - thuộc thủy.
Tương tự như vậy thì phương Nam thuộc quẻ Ly với yếu tố Hỏa, chứ không phải vì phương Nam nóng hơn phương Bắc trên địa Cầu nên thuộc Hỏa. Nóng lạnh chỉ trạng thái phân biệt bằng giác quan của con người.
Còn đây là tính quy ước có nguồn gốc từ vũ trụ. Với Mặt trời thì bình nước sôi là lạnh. Nhưng mặt trời có thể là lạnh với một ngôi sao khác.
Do đó - xác định yếu tố tương tác từ trường trái đất lên con người - thì chúng ta vẫn không có thay đổi về phương pháp luận của Phong thủy Lạc Việt với Nam Bán Cầu.
Việc giải quyết những vấn nạn này - một lần nữa cho thấy tính nhất quán và hoàn chỉnh của phương pháp luận Phong Thủy Lạc Việt ứng dụng trên thực tế. Điều này cũng cho thấy rằng: Về tính hợp lý đã chứng tỏ nội dung một lý thuyết thống nhất vũ trụ, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.
---------------------* Chú thích: Đến Hoa kỳ - một đất nước hùng mạnh nhất hành tinh - tôi càng nhận thấy nền văn hiến Việt thật là vĩ đại. Điều vượt trội của chúng ta chính là một một nền tảng văn hiến mà Hoa Kỳ không có. Bởi vậy, tôi dùng từ "nền văn hiến Việt vĩ đại" là một cảm hứng thật sự của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét