Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

bài 4:Nhập môn lý học đông phương

Bài tham khảo :


NHẬP MÔN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

Bài này dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu lý học Đông phương như Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất, Kỳ Môn, Độn Giáp, Lạc Việt Độn Toán, Luận Tuổi Lạc Việt, Phong Thủy Lạc Việt, Đông Y, Dịch Thái Tố, Mai Hoa, Lục nhâm, Bát Môn...thì cũng cần phải biết qua những kiến thức cơ bản về Thiên Can, Địa Chi, Dịch Quái...vì đây là những yếu tố cơ sở trong mọi vấn đề.
I. THẬP NHỊ ĐỊA CHI:

Địa Chi: Địa là đất, Chi là nhánh là cành lá. Cành lá ở đất. Phải chăng ý nói đây là những yếu tố khởi sinh vạn hữu trên địa cầu? Dù gì thì gì trước tiên hãy nắm bắt quy luật tương tác của các yếu tố này.
1. Ngũ hành của Địa Chi:

12 Chi còn gọi là Thập nhị Thời Thần của từng tháng (Nguyệt), gọi là Lệnh tháng hay Nguyệt Lệnh. Nếu mỗi một Chi nắm chủ của năm thì gọi là Thái Tuế (như là Vua). Nếu của ngày thì gọi là Nhật Lệnh. Nếu chủ của giờ gọi là Thời Lệnh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Quan sát trên tranh Ngũ Hổ thật kĩ mới thấy rằng hình Ngũ Hổ tượng trưng cho Ngũ hành, 5 trạng thái vật chất vận động trong vũ trụ, bên cạnh đó, Hổ Vàng ở giữa giữ Ấn (Triện), bên tả có gươm, bên hữu có cờ (Kỳ), 3 vật này tượng trưng đầy đủ của "Lệnh". Đây là tượng trưng cho uy lực và quy luật vận động của Ngũ Hành. Do đó, sách cổ vẫn gọi là Nguyệt lệnh, Nhật lệnh, Thời lệnh là cơ sở hay dấu vết còn xót lại trong ngôn ngữ mà khi quán xét trên văn hóa phi vật thể là tranh Đông hồ mới thấy được rằng dấu vết đó thuộc nền Văn hiến Việt 5000 năm bên bờ Nam sông Dương Tử.

Một năm có 12 tháng, chia ra là 4 Quý, tức là 4 Mùa: Xuân Hạ Thu Đông. Mỗi Quý là 3 tháng, mỗi tháng có 3 Kỳ: Mạnh - Trọng - Quý. Kỳ Mạnh là lúc vạn vật sinh sôi, đang tăng trưởng. Kỳ Trọng là vạn vật trưởng thành cứng cáp và bắt đầu có xu hướng suy vi. Kỳ Quý là vạn vật suy vi và quy tàn, chuyển hóa, khởi sinh sang trạng thái khác, đây là giai đoạn chuyển tiếp của tình trạng "Hóa".

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Do vậy Kỳ Quý là thuộc tháng Thìn Tuất Sữu Mùi, thuộc hành Thổ, là giai đoạn tận tàn của tứ Thời (4 mùa) là sự chuyển tiếp và tiếp nối của trạng thái này sang trạng thái khác. Và như vậy nó là dư khí của mùa trước và khởi lực của mùa sau.2. Lục Hợp:

Dù vậy Dần Mẹo Thìn thuộc mùa Xuân, Tị Ngọ Mùi thuộc mùa Hạ, Thân Dậu Tuất thuộc mùa Thu, Hợi Tý Sữu thuộc mùa Đông.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Lục hợp ý chỉ có 6 cặp Địa Chi hợp với nhau hay còn gọi là Nhị hợp, vì hai chi hợp nhau tạo thành một cặp. Trên bàn tay, dể dàng thấy ra rằng nhị hợp diễn ra theo chiều ngang giữa hai Chi.
Ngọ hợp Mùi thành Thổ
Tị hợp Thân thành Thủy
Thìn hợp Dậu thành Kim
Mẹo hợp Tuất Thành Hỏa
Dần hợp Hợi thành Mộc
Sữu hợp Tý thành Thổ


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
3. Lục Xung
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->



Từng cặp một đối nghịch với nhau về ngũ hành, Thủy Hỏa tương khắc, Kim Mộc giao tranh
Tị - Hợi, Tý Ngọ, Mão- Dậu, Thìn - Tuất, Sửu - Mùi, Dần - Thân tương xung
4. Lục Hại
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Tị Dần tương hại, Thìn Mão tương hại, Ngọ Sữu đều hại, Mùi Tý đều hại, Thân Hơi hại nhau, Dậu Tuất hại nhau.
5. Tam Hợp Cục

Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục.
Hợi Mẹo Mùi hợp thành Mộc cục.
Dần Ngọ Tuất hợp Thành Hỏa cục.
Tị Dậu Sữu hợp thành Kim cục.
6. Tam Tai
Thân Tý Thìn, từ Thìn lùi lại 2 cung thì Tam tai Thìn Mẹo Dần.
Hợi Mẹo Mùi, từ Mùi lùi lại 2 cung thì Tam tai Mùi Ngọ Tị.
Dần Ngọ Tuất, từ Tuất lùi lại 2 cung thì Tam tai Tuất Dậu Thân.
Tị Dậu Sữu, từ Sữu lùi lại 2 cung thì Tam tai Sữu Hợi Tý.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
7. Tứ Mộ
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Tị gặp Tuất thì Mộ, vì Tị là Lâm Quan, Tuất là Mộ chí.
Thân gặp Sữu thì Mộ, vì Thân là Lâm Quan, Sữu là Mộ chí.
Tương tự : Hợi gặp Thìn thì Mộ, Dần gặp Mùi thì Mộ.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
8. Tứ Tuyệt

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

Tị gặp Tý thì Tuyệt
Ngọ gặp Hơi thì Tuyệt
Mão gặp Thân thì Tuyệt
Dần gặp Dậu thì Tuyệt
9. Tương Hình


Tý hình Mẹo, Mẹo hình Tý là hình do Vô lễ.
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Tị là hình do Vong ân.
Sữu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sữu là hình do đặc quyền đặc thế.
Thìn Ngọ Dậu Hợi thì tự hình.
II. THẬP THIÊN CAN:
Bổ sung trong các bài tham khảo sau
(ngoài ra các bạn có thể tham khảo sách "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt)
III. DỊCH QUÁI:
"Đạo của Dịch là Âm Dương" tức muốn nói tới sự vận động chuyển hóa của Âm Dương từ sự khởi nguyên của vũ trụ đến khi trùng trùng duyên khởi, khởi sinh vạn hữu thì quái tượng là ký hiệu siêu công thức phân loại nhỏ hơn chi tiết hơn các trạng thái vận động của vật chất là Ngũ hành, những kí hiệu này diễn tả sử chuyển hóa của Âm Dương biểu hiện qua các hiện tượng tự nhiên và xã hội.1. Hào và Đơn Quái

Trên trống đồng của người Việt xưa, các nhà nghiên cứu cho rằng những chấm liên tục tương trựng cho Âm, sau cô động thành vạch đứt (- -), tức Hào Âm, những vạch dài liên tục là tượng trưng cho Dương, sau viết gọn lại là vạch liền (-), sau gọi là hào Dương. Những vòng tròn có chấm ở giữa, gọi là "Mắt dịch", là biểu tương hào Âm Dương, nhưng mắc xích tròn liên tục cũng biểu tượng Âm Dương.



3 hào tổ hợp lại thành một thể gọi là Quái hay Đơn Quái. Do tổ hợp của Hào Âm và Hào Dương để tạo ra 1 quái gồm 3 hào nên có tất cả là 8 Đơn Quái.

Thứ tự từng Hào được đọc từ dưới lên trên, tương tự như đi lên bậc cầu thang.
Hào thứ nhất dưới thấp nhất là Hào sơ.
Hào thứ hai gọi là Hào Nhị hay hay Hào Trung, Hào giữa.
Hào thứ 3 gọi là hào tam hay Hào Thượng trong Đơn Quái.




Việt dịch trên bãi đá cổ Sapa
Trong Dịch học, để phân biệt hào âm hào dương, người ta có cách gọi khác nhau. Để gọi hài âm thì gọi là hào Lục. Lục là con số 6, trong độ số Dịch học thì 6 gọi là Lão Âm, tức Âm cùng cực, Âm Lớn nên được chọn là đại diện cho Âm. Để gọi là hào Dương thì người ta gọi là Cữu, vì độ số 9 trong dịch học là Lão Dương, Dương cùng cực nên lấy làm đại diện cho Dương.

**Nói ngoài lề: Trong tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, Anh Hùng Xạ Điêu, tất cả Hắc Bạch đạo võ lâm đều tranh nhau sở hữu bí kiếp võ công Cữu Âm Chân Kinh. Đây là bí quyết võ công, nhưng thật ra cũng nói về âm dương trong võ học. Thay vì đặt là "Dương Âm Chân Kinh", tác giả đã sửa lại một từ Dương thành từ "Cữu", cũng ám chỉ là Dương.

Do vậy gọi tên các hào theo thứ tự, vì lẽ đó mà:
Hào Dương thứ nhất gọi là Sơ cữu.
Hào Dương thứ hai gọi là Cữu nhị.
Hào Dương thứ ba gọi là Cữu tam hay hào Thượng.
Hào Âm thứ nhất gọi là Sơ Lục.
Hào Âm thứ hai gọi là Lục nhị.
Hào Âm thứ ba gọi là Lục tam hay hào Thượng.


2. Trùng Quái

Trùng quái còn gọi là Quái kép, gồm 2 đơn quái chồng lên nhau, tổ hợp như vậy gồm 6 hào. Để phân biệt đơn quái và trùng quái, đơn quái gọi là Quái, Trùng quái gọi là Quẻ.

8 Quái biểu thị cho 8 tương loại tổ hợp với nhau tao nên 64 quẻ Dịch, gồm 512 hào âm dương.
64 quẻ khởi đầu là bát thuần Càn, kết thúc là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế tượng trưng cho vạn vật vẫn phát triển mãi không ngừng, điểm đầu cũng là điểm kết thúc.
Sau này có sách gọi là " Đại Diễn Tân Giải", lấy 64 quẻ tổ hợp với nhau 64 x 64 tạo thành 4096 quẻ đôi (!), gọi là quẻ Đại Diễn.

Cách đọc tên các hào của trung quái cũng như đơn quái, từ thấp lên cao. Riêng hào thứ sáu trên cùng có thể gọi là hào thượng hay thượng hào.

Trong Dịch quái 6 hào, người ta quan trọng ngôi hào thứ 5, vì hào thứ 5 tượng trưng cho vị trí của Vua, của người lãnh đạo, hào 6 là quân sư hay cố vấn, hào 4 là quần thần, hào 3 quân sư của quan nhỏ, hào 2 là tiểu quan và hào sơ là thứ dân.
Trong dịch lý chú trọng là "đắc vị", tức hào 2 và 5 là vị trí người lãnh đạo thì phải là hào dương, gọi "đắc chính", nếu là hào âm thì "thất vị", gọi là "bất chính". Vì hòa 2 và 5 là hai hào ở giữa của hai quái đơn, là tượng của vị trí đứng đầu, nên gọi là "đắc trung"; cho nên bói hào 5 hay hào 2 là dương thì gọi là đắc "trung chính". Do vậy hào 5 là hào dương thì gọi là Cữu Ngũ. Đây là vị trí tượng trưng cho vua nên khi một ông vua lên ngôi thì gọi là "Lên ngôi cữu ngũ". Đấy là từ trong Dịch lý mà ra.
3. Bát Quái

Tám quẻ đơn theo thứ tự thuận chiều kim đồng hồ: Càn Khảm Cấn Chấn, Khôn Ly Tốn Đoài, trên Hậu Thiên lạc Việt.

Càn: trời, ông, cha, vua, đại nhân, phúc lộc, vàng, ngọc, rồng, ngựa tốt...
Khôn: đất, bà, mẹ, vợ, dân, tiểu nhân, nhà cửa, ruộng đất, bò, ngựa con...
Chấn: tổ, chủ, con trai cả, hươu lộc, đầu...
Tốn: phụ nữ, con gái cả, gà cá, giường, bắp đùi...
Khảm: mặt trăng, mương rảnh, con 
trai giữa, kẻ trộm, chè kem...
Ly: mặt trời, lửa, điện, con gái giữa, mũi tên, lưới, con mắt, tim...
Cấn: núi, đá, con trai út, tiểu nhân, trẻ thơ, con hổ...
Đoài: sông hồ, con gái út,  em dâu, vợ, bạn, cái miệng, dê...
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


 4. Con Gái Nhờ Đức Cha, Con Trai Nhờ Đức Mẹ

Đây là câu cửa miệng của người Việt Nam mà ai ai cũng đều biết. Nhưng đó lại là mật ngữ lý học lưu truyền đến ngày nay trong dòng chảy Văn hiến Việt. Mật ngữ này đã được Thầy Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh giải mã trong tác phẩm Thời Hùng vương qua truyền thuyết và Huyền Thoại, Tìm về côi nguồn Kinh Dịch.v.v.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->


Quan sát sự biến quái, do sự biến đổi âm dương của hào thì sẽ thấy rỏ đều này.
Quái Càn khi hào sơ cữu động biến dương chuyển thành âm thì ra hào sơ lục trở thành quái Tốn, tượng cho Trưởng Nữ.
Quái Càn khi hào cữu nhị động biến dương chuyển thành âm thì ra hào lục nhị trở thành quái Ly, tượng cho Trung Nữ.
Quái Càn khi hào cữu tam động biến dương chuyển thành âm thì ra hào lục tam trở thành quái Đoài, tượng cho Thiếu Nữ.

Như vậy nhóm quái Tốn, Ly, Đoài là tượng cho con gái. Ta dể dàng thấy rằng tổ hợp của từng đơn quái thì mỗi quái gồm 2 hào dương 1 hào âm; dương lấn át, chính do sinh ra từ dương quái Càn. Đúng với câu "Con gái nhờ đức cha".
Sự nhất quán còn rỏ ràng hơn nữa khi ta quan sét thấy rằng người nữ về thể chất, cơ thể có đường nét uốn lượn, cong nhô, mượt mà...thể hiện dương về thể chất và âm về khí chất. Tượng quái Tốn Ly Đoài thuộc nhóm quái dương, biểu tượng dương về chất âm khí.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Quái Khôn khi hào sơ lục động biến âm chuyển thành dương thì ra hào sơ cữu trở thành quái Chấn, tượng cho Trưởng Nam.
Quái Khôn khi hào lục nhị động biến âm chuyển thành dương thì ra hào cữu nhị trở thành quái Khảm, tượng cho Trung Nam.
Quái Khôn khi hào lục tam động biến âm chuyển thành dương thì ra hào cữu tam trở thành quái Cấn, tượng cho Thiếu Nam.
Như vậy nhóm quái Chấn, Khảm, Cấn là tượng cho con trai. Ta dể dàng thấy rằng tổ hợp của từng đơn quái thì mỗi quái gồm 2 hào âm 1 hào dương; âm chủ đạo, chính do sinh ra từ dương quái Khôn. Đúng với câu "Con trai nhờ đức mẹ". 
Sự nhất quán còn rỏ ràng hơn nữa khi ta quan sét thấy rằng người nam về thể chất, cơ thể có đường nét vuông vứt, phẳng trơn, cứng cáp, thô kệch...thể hiện âm về thể chất và dương về khí chất. Tượng quái Chấn, Khảm, Cấn thuộc nhóm quái âm, biểu tượng âm về chất dương khí.
5. Bất Dịch và Điên Đão Dịch

Các nhà nghiên cứu Lý học phân chia thành hai nhóm quái trong 8 quái đơn thành nhóm Bất Dịch và Điên Dẵo Dịch.
- Nhóm Bất Dịch: gồm 4 quái Càn - Khôn - Khảm - Ly. Các quái này khi lật 180 thì vẫn không biến đổi thành quái khác, trừ phi các hào biến đổi âm dương.

- Nhóm Điên Đão Dịch: gồm quái Cấn - Chấn - Đoài - Tốn, các quái này khi lật 180 độ thì biến thành quái khác và khi biến đổi âm dương hào thì biến thành một quái Điên Đão Dịch cùng tính chất.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->

<!--[endif]-->
Tham khảo bổ sung :THẬP THIÊN CAN
Bài học này nói về sự hợp - khắc về Thiên Can. Bài này chỉ dành cho anh chị em mới học. Nhưng về mặt phân tích lý luận thì các anh chị em đã nghiên cứu lâu vẫn có thể xem qua , do có những vấn đề nguyên lý và sự giải thích không có trong sách cổ chữ Hán.

Anh chị em thân mến.

Thiên Can nguyên nghĩa là: "Căn gốc ở trời". Theo lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành là cái có trước, vì trời thuộc Dương . Nguyên lý Dương trước Âm sau. Đây là nguyên lý rất căn bản của thuyết Âm Dương ngũ hành. Điều này được biểu tượng độc đáo trên hình tượng bánh chứng bánh dày và câu thành ngữ nổi tiếng: "Mẹ tròn (Dương) - Con vuông(Âm)".
Bởi vậy sự tương tác của Thiên can là một yếu tố rất quyết định trong phương pháp dự báo Luận Tuổi Lạc Việt

Thiên Can có nguồn gốc từ Ngũ hành. Nên chia theo Ngũ hành. Dưới sự chi phối của Âm Dương chia làm 5 Âm Năm Dương. Bởi vậy có thập thiên can là:
Giáp Mộc - Bính Hoả - Mậu Thổ - Canh Kim - Nhâm Thuỷ Thuộc Dương, Thiên Can Dương.Ất Mộc - Đinh Hoả - Kỷ Thổ - Tân Kim - Quý Thuỷ. Thuộc Âm, Thiên Can Âm.

Trên đây là thuận tự chu kỳ tương sinh của Thiên Can theo Ngũ hành :
Mộc => sinh Hoả => sinh Thổ => sinh Kim => sinh Thuỷ và Thuỷ lại sinh Mộc.
Chu kỳ tương khắc là:
Thuỷ = khắc Hoả = khắc Kim = Khắc Mộc= khắc Thổ và Thổ lại khắc Thuỷ 

Nếu muốn tìm hiểu khái niệm ngũ hành từ đâu mà ra xin tham khảo thêm bài viết "Định mệnh có thật hay không".

Lưu ý:
1) Dương sinh Dương và Âm sinh Âm là sinh thuân lý.
Thí dụ: 
Giáp Mộc sinh Bính Hoả.
2) Dương khắc Dương và Âm khắc Âm là khắc thuận lý.
Thí dụ: 
Đinh Hoả khắc Tân Kịm
3) Tuy xung khắc nhưng Âm Dương không khắc sát. Ngược lại vẫn có thể bổ trợ cho nhau.
Thí dụ A: Mộc khắc Thổ. Nhưng Giáp Mộc vẫn hợp Kỷ Thổ. Nhưng lưu ý : Về lý Mộc vẫn khắc Thổ.
Thí dụ B: Thổ sinh Kim. Nhưng Kỷ Thổ khắc Canh Kim. Nhưng lưu ý: Về Ly Thổ vẫn sinh Kim.
Trường hợp 1 & 2 là trường hợp nguyên lý chung. Trường hợp 3 là ứng dụng cụ thể. Nói là cụ thể , nhưng chúng ta phải hiểu cái cụ thể này chỉ là so với nguyên lý vũ trụ nói chung thì sự tương tác gần gũi với địa cầu là cụ thể. Nhưng với chúng ta thì vẫn là một qui luật mang tính khái quát rất cao. Sự tương quan giữa thiên can Âm và Dương mang tính khắc như Giáp Mộc và Kỷ thổ vẫn hợp nhau liên quan đến một qui luật tương tác với địa cầu là Hà Đồ

Phần trên là trình bày về nguyên lý sinh khắc của Ngũ hành liên quan đến Thập Thiên Can. Nhưng trong quá trình vận động của vũ trụ từ sự khởi nguyên cho đến khi hình thành Thái Dương hệ. Những mối quan hệ tương tác có một sự tương quan mới. Trong cổ thư chữ Hán ghi nhận:
Giáp hợp Kỷ phá Ất, xung Canh...

Tại sao Giáp Mộc lại hợp Kỷ Thổ?
Những điều này trong cổ thư chữ Hán chỉ nói như một tiên đề trong ứng dụng và không chứng minh được.
 Ta thấy rằng, quy luật vận động của các vì sao và hành tinh trong vũ trụ một thực tại làm nền tảng cho khoa dự đoán Đông phương (vốn có đầy đủ những yếu tố theo tiêu chí khoa học hiện đại). Chính một trong những quy luật cục bộ liên quan đến Địa cầu là thực tại làm nên đồ hình biểu lý lý thuyết cho nó là Hà Đồ. 
Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là đồ hình biểu lý cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu; đã chứng tỏ tính hợp lý trong một số vần đề liên quan đến nó. Hay nói cách khác : Hà đồ đã chứng tỏ tính hợp lý trong sự lý giải những hiện tượng và vấn đề trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng với quan niệm cho rằng:Hà đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là nguyên lý căn để cho tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành; hay nói cách khác theo ngôn ngữ Lạc Việt: Pháp Đại uy nỗ 
Do đó, vấn đề không thể dừng lại ở đây. Bài viết này là sự tiếp tục chứng tỏ tính hợp lý của Hà Đồ trong nguyên lý tương hợp của thập thiên can.
Trong các cổ thư liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành chúng ta thường thấy một tiền đề sau đây:

Giáp (Mộc) hợp Kỷ (Thổ)
Bính (Hỏa) hợp Tân (Kim)
Mậu (Thổ) hợp Quí (Thủy)
Canh (Kim) hợp Ất (Mộc)
Nhâm (Thủy) hợp Đinh (Hỏa).


Đây là một tiền đề của qui tắc lập cục trong Tử vi đẩu số và cũng là một tiền đề quan trọng của lý học cổ Đông phương, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: y lý, lịch số, dự đoán… Tiền đề này chưa có sự lý giải và cũng là sự bí ẩn đã trải hàng thiên niên kỷ trong các cổ thư chữ Hán lưu truyền. Chính vì sự bí ẩn này khiến cho những nhà nghiên cứu và những người tìm hiểu về lý học Đông phương phải chấp nhận một cách khiên cưỡng tiền đề nói trên:

Mộc khắc Thổ (lý tương khắc của Ngũ hành). Nhưng trong tiền đề nói trên thì Giáp – Mộc lại hợp Kỷ – Thổ; thật khó hiểu!
Chưa hết, trong các sách ứng dụng phương pháp luận Âm Dương Ngũ hành vào các lĩnh vực Đông y, Lý học hoặc dự đoán tương lai, thường gặp những định đề cũng không có sự lý giải mà bắt buộc phải học thuộc lòng sau đây:

Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh; hoặc Mậu hợp Quí phá Giáp khắc Kỷ…

Sự bí ẩn của tiền đề này cũng xuất phát từ sai lầm căn bản tồn tại từ hàng ngàn năm nay, khi cho rằng: Âm Dương và Ngũ hànhlà hai học thuyết riêng biệt không liên quan đến nhau. Từ sai lầm căn bản này, sẽ không có cơ sở nào để liên hệ thập Thiên can (mang yếu tố Ngũ hành) với Lạc thư và Hà đồ (Được nhắc đến đầu tiên trong kinh Dịch – nói đến Âm Dương, không có yếu tố Ngũ hành). 
Điều quan trọng hơn cả là:Nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách sai lệch và không hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt. Bởi vậy; tất cả các phương pháp ứng dụng của thuyết này – trong cổ thư chữ Hán – cứ như từ trên trời rơi xuống; và trải hàng ngàn năm; tri thức của nhân loại không thể nào chứng minh được một thực tại nào là cơ sở của học thuyết này.

Tuy nhiên với sự khẳng định cho rằng:
Cội nguồn cũa thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt và là một học thuyết hoàn chỉnh, nhất quán. Tiền đề của học thuyết này chính là sự vận động tương tác có qui luật trong vũ trụ; từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các thiên hà khổng lồ. Và Hà đồ chính là một đồ hình biểu lý và là nguyên lý căn để trong ứng dụng của khoa Thiên văn học Đông phương; cũng như sự ứng dụng những hệ luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên thực tế; thì mọi sự huyền bí của văn minh Đông phương sẽ sáng tỏ.
Hay nói một cách dân dã theo ngôn ngữ dân gian Lạc Việt: 

Hà đồ chính là một Pháp Đại Uy Nỗ; là sự biểu lý cho một qui luật chủ yếu bao trùm mọi hiện tượng trên Trái đất và con người.
Trên cơ sở này; chứng ta lý giải nguyên lý tương hợp của thập Thiên Can như sau:
Chúng ta sắp xếp thập Thiên can theo lý Âm Dương và Ngũ hành tương sinh, đánh số thứ tự từ 1 đến 10 từ Giáp đến Quí, ta sẽ được một bảng sau.


<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
Qua bảng trên bạn đọc cũng nhận thấy: Tất cả các số của thập Thiên can vừa đúng 10 số có trên Hà đồ. Sự trùng hợp này không thể là một sự ngẫu nhiên, khi chúng những nền tảng căn bản của một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh và là sản phẩm trí tuệ con người phản ảnh sự nhận thức thực tại vũ trụ và điều kiện thiên nhiên. Bởi vậy; chúng phải có một sự liên hệ chặt chẽ. Điều này được chứng tỏ khi chúng ta sắp xếp thập Thiên can trên cơ sở độ số theo thứ tự của ở bảng trên vào vị trí có độ số tương ứng của Cửu cung Hà đồ ta được bảng sau:
Độ số Hà đồ phối độ số Thiên Can 

Như vậy trên cơ sở độ số của Thiên can tương ứng với độ số của Cửu cung Hà đồ, ta sẽ có sự tương hợp bởi cùng hành như sau:

Giáp (1) hợp Kỷ (6) trong hành 
Thủy;
Bính (3) hợp Tân (8) trong hành 
Mộc;
Mậu (5) hợp Quí (10) trong hành 
Thổ;
Canh (7) hợp Ất (2) trong hành 
Hỏa;
Nhâm (9) hợp Đinh (4) trong hành Kim.

<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Như vậy, mỗi một hành trên Hà đồ đi liền với hai Thiên can một Âm một Dương.
Điều này cũng lý giải một bài phú truyền bí ẩn, có nội dung như sau:
Nhất lục cộng tông (1 – 6 cùng họ)/ Thuỷ
Nhị thất đồng đạo (2 – 7 cùng đi một đường)/ Hoả
Tam bát vi bằng (3 – 8 như nhau)/ Mộc
Tứ cửu vi hữu (4 – 9 là bạn bè)/ Kim
Ngũ thập đồng đồ (5 – 10 cùng một loại)/Thổ


Điều này không thể thực hiện trên Lạc thư vì trung cung Lạc Thư chỉ có một số; không có sự tương thích hợp lý.

Với đồ hình đã trình bày ở trên. Chúng ta có thể lý giải những trường hợp bí ẩn khác, như: Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh và những trường hợp tương tự như sau:

Giáp (1) nằm ở vị trí Dương Thủy, khắc Ất (2) Canh (7) nằm ở vị trí Âm Dương Hỏa theo lý tương khắc của Ngũ hành; hoặc Mậu (5) nằm ở vị trí Dương Thổ khắc Giáp (1) Kỷ (6) nằm ở vị trí Âm Dương Thủy. Từ đó, suy ra một số định đề bí ẩn khác như: Bính là quí nhân của Kỷ, vì độ số của Bính (3) và độ số của Kỷ (6) nằm trên cung tương sinh của Ngũ hành: Thủy sinh Mộc trên Hà Đồ v.v…
Qua đồ hình trên đã lý giải tất cả mọi trường hợp Sinh – Khắc – Thừa – Vũ của thập Thiên can, vốn là sự bí ẩn đã trải nhiều thiên niên kỷ. Kể từ khi thần Kim Qui – một biểu tượng của nền văn minh Lạc Việt – rẽ nước lặn xuống biển cùng với An Dương Vương, đã mang theo tất cả những bí mật của nó và để lại một nền văn hóa Đông phương đầy huyền bí.
Như vậy, với sự chứng minh ở trên đã chứng tỏ rằng: Lạc thư Hà đồ (Hiểu theo nghĩa: Sách của người Lạc Việt viết về Hà đồ) là tiền đề của khoa Thiên văn học cổ Văn Lang và là nguyên lý ứng dụng căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành; từ đó tính toán các hiệu ứng vũ trụ tác động lên tự nhiên, xã hội và đời sống con người.
Ngoài  ra :
Cùng liên hệ tới thập Thiên Can còn một tiền đề bí ẩn khác không có sự lý giải và cũng là sự bí ẩn trải hàng thiên niên kỷ; đó là:
Nguyên tắc Lục hợp trong sự tương quan hành khí và Thiên can qua bài khẩu quyết sau đây:
Giáp hợp Kỷ hóa Thổ
Ất hợp Canh hóa Kim 
Bính hợp Tân hóa Thủy
Đinh hợp Nhâm hóa Mộc
Mậu hợp Quí hóa Hỏa.
Trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ ông Thiệu Vĩ Hoa có đưa ra hai cách lý giải sau đây:
1) * Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ là năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu, Bính Dần là tháng giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
* Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làm đầu, Mậu Dần là tháng giêng của năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổ sinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim.
* Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc là nói năm Đinh, năm Nhâm là lấy Nhâm làm đầu, tức Nhâm Dần * Bính hợp với Tân hóa Thủy là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm đầu, Canh Dần là tháng giêng của năm Bính, năm Tân. Canh là Kim, Kim sinh Thủy nên Bính hợp với Tân hóa Thủy.
là tháng giêng của năm Đinh, năm Nhâm. Nhâm là Thủy, Thủy sinh Mộc nên gọi Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc.
* Mậu hợp Quí hóa Hỏa, tức là năm Mậu, năm Quí lấy Giáp làm đầu, Giáp Dần là tháng giêng của các năm Mậu, năm Quí. Giáp là Mộc, Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quí hóa Hỏa.
2- Có ý kiến nói mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28 ngôi sao trên trời quyết định.
Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm , Âm hợp với Dương, là Âm Dương hóa hợp. Sách “Chu dịch” có câu: “Một Âm, một Dương gọi là một đạo.” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp với nhau để thành đạo vợ chồng.

Trong sách Hoàng Đế Nội kinh với suy đoán vận khí, tác giả Đàm Thành Mậu cũng nhắc tới tiền đề trên và ông đã ứng dụng trong việc suy đoán vận khí cho những vấn đề mang tính lý luận y học. Ông lý giải như sau:
“Tại sao thuộc tính của Thiên can hóa năm vận lại không đồng nhất? Đó là bởi vì Thiên can ghép với Ngũ hành là lấy quan hệ năm phương, năm mùa để xác định, mà năm vận thì căn cứ vào biến hóa tượng Trời, cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời”. 

Qua phần trích dẫn, bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
Cho đến tận bây giờ, các nhà lý học Trung Hoa cũng chưa lý giải được tiền đề nói trên. Hai sự lý giải do ông Thiệu Vĩ Hoa đưa ra tuy chưa rõ ràng; nhưng còn chứng tỏ tinh thần nghiên cứu nghiêm túc. Còn sự lý giải của ông Đàm Thành Mậu thì rất mơ hồ.
Hiện tượng bí ẩn trên cũng chỉ được lý giải một cách nhất quán và hợp lý trong các mối liên hệ tương quan với Hà Đồ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét