I - MỞ ĐẦU
Anh chị em thân mến.
Trong phong thủy có một phương thuật gọi là "Trấn - Yểm". Trấn tức đè lên, ấn vào.... Yểm tức là chôn xuống, là dấu vào...chỗ nào đó. Phương thuật trấn yểm vô cùng biến hóa. Trải hàng ngàn năm tồn tại thăng trầm của khoa phong thủy, đã xuất hiện nhiều chiêu thức và cách trấn yểm lưu truyền trong dân gian qua các giang hồ thuật sĩ rất ảo diệu. Những chiêu thức trấn yểm thông thường và phổ biến mà chúng ta thường thấy là: Chắn bình phong, treo gương bát quái, treo gương lồi, gương lõm, để đèn Ngũ Hoàng sát, bày Đào Hoa Trận, bày con tỳ hưu, viên ngọc...vv..... Huyền bí hơn một chút thì chôn thanh gươm, đao xuống nền nhà (Như một vị thày nào đó dùng cho nhà anh đạo diễn Huỳnh Phước Điền...vv...). Những phương thức trấn yểm này trong khoa phong thủy gần giống trấn yểm trong phương pháp trấn yểm của bùa chú. Chỉ có khác là: Khoa phong thủy thì dùng vật trấn yểm, còn bùa chú thì dùng ký hiệu hữu hình (Vẽ bùa trên giấy bằng ký tự), hay vô hình (yểm bùa vào vật liệu, hay vẽ bùa trong không gian), rồi cũng trấn hoặc yểm vào nơi nào đó. Do hình thức tương tự là "trấn" và "yểm", nên mặc dù phương pháp khác nhau, người ta dễ ngộ nhận phương pháp trấn yểm của khoa phong thủy như của phái phù thủy (hay còn gọi là Lỗ Ban). Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho khoa Phong Thủy thêm phần bí ẩn. Thực ra, bùa chú và trấn yểm trong khoa phong thủy là hai phương pháp riêng biệt. Những nguyên lý của bùa chú và trấn yểm trong khoa phong thủy hoàn toàn khác nhau. Ở đây - với chuyên khoa Phong Thủy Lạc Việt - chúng ta chỉ nghiên cứu về "nguyên lý trấn yểm trong phong thủy".Anh chị em thân mến.
Trong phong thủy tồn tại rất nhiều chiêu thức trấn yểm rất huyền bí và hiệu quả đến kinh ngạc. Chỉ cần nghiên cứu tập hợp được những chiêu thức này cũng đủ mất công sức cả đời người. Thậm chí nhiều thế hệ, do sự tồn tại hàng ngàn năm của phương pháp này. Bởi vậy, trong mục này, tôi sẽ giảng để anh chị em nắm vững được nguyên lý là chính. Khi nắm được nguyên lý rồi thì chính anh chị em sẽ tự nghĩ ra chiêu thức dủng để trấn yểm trong phong thủyvvà giải thích được một cách khoa học những điều huyền bí này.
Sau này, khi nền khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, những quy luật tự nhiên được phát hiện sẽ giúp phục vụ cho việc phát minh ra những chiêu thức ngày càng sâu sắc đến huyền bí, mà chúng ta nhận thấy hiện nay. Bởi vậy, nếu chúng ta chỉ lo chay theo học những chiêu thức gọi là "bí kíp", rồi cứ tưởng mình đã nắm hết những bí ẩn của vũ trụ thì thật ra chỉ nắm cái ngọn. Bởi vì những chiêu thức càng phổ biến thì không thất truyền. Nhưng chiêu thức mang tính ứng dụng cục bô rất dễ thất truyền, do tính không phổ biến trong ứng dụng cùa nó. Nhưng khi hiểu rõ nguyên lý thì anh chị em có thể tự tạo ra phương án trấn yểm thích hợp. Trên thực tê, các thày phong thủy thường lười suy nghĩ trong các trường hợp ứng dụng cần trấn yểm cụ thể. Cho nên nếu tiện biết chiêu thức nào thì dùng, chứ ít chịu tư duy. Cái này tôi cũng bị. Đó là lý do mà các thày thường học các chiêu thức để dành, khi gặp trường hợp ứng dụng thì đưa ra. Về vấn đề này, anh chị em cũng cần tiếp thu một mớ kiến thức chiêu thức như vậy. Nếu anh chị em nào thấy được các chiêu thức lưu truyền trong dân gian, đưa lên đây, chúng ta cùng phân tích nguyên nhân nào để dùng chiêu thức đó, dùng trong trường hợp nào và tác dụng đến đâu. Đây cũng chính là điều tôi thường nhắc nhở anh chị em:Tập hợp tất cả các kiến thức còn lưu truyền trong dân gian và cả các kiến thức sách vở, kinh nghiệm của bách gia, chư tử để làm giàu kiến thức cho mình. Nhưng phải lấy nguyên lý Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt để hiệu chỉnh và kiểm chứng.
Anh chị em biết rằng,
Trong sự phát triển của khoa học hiện đại, chúng ta thấy có sự phân chia thành những chuyên ngành. Phân chia đơn giản nhất là khoa học tự nhiên và xã hội. Chi tiết hơn, khoa tự nhiên lại chia làm Toán, lý, hóa.... Trong ngành vật lý lại chia nhỏ ra: Vật lý lý thuyết, vật lý thiên văn, vật lý chất rắn, vật lý hạt nhân..vv.. Nói rõ hơn là: Chỉ khi khoa học và tri thức ngày càng phát triển thì kiến thức chuyên ngành mới xuất hiện để đi sâu vào bản chất của đối tượng nghiên cứu. Đây là một quy luật của sự phát triển. Chẳng bao giờ ngành vật lý vừa mới ra đời ở thế kỷ XVII, nó lại có ngay chuyên ngành nghiên cứu vật lý hạt nhân cả.
Tương tự như vậy, khoa Phong thủy của chúng ta là một ngành học và nó có những chuyên ngành của nó. Chính những yếu tố tương tác căn bản được tập hợp trong Phong thủy Lạc Việt, như Huyền không, Bát trạch, Cấu trúc hình thể, Loan đầu (mà người Hán quen gọi là "trường phái") là những kiến thức chuyên ngành của phong thủy. Đó cũng chính là lý do, mỗi yếu tố đều có thể có những nguyên lý và qui ước chuyên biệt và ứng dụng riêng trong điều kiện của nó. Sự xuất hiện của những yếu tố chuyên ngành trong phong thủy này, một lần nữa chứng tỏ (Qua qui luật phát triển đã trình bày ở trên) rằng: Đã từng có một nền văn minh phát triển rất cao cấp - có thể nói rằng: Tri thức bao trùm cả vũ trụ- mới có thể có những kiến thức chuyên ngành tế vi như vậy và đã được ứng dụng trên thực tế. Điều này chứng tỏ một lần nữa: Nền văn minh Hán không bao giờ là chủ nhân của Lý học Đông phương và khoa Phong thủy nói riêng. Nền văn minh này không có một tri thức nền tảng phổ biến với những khái niệm của nó để tạo dựng nên những kiến thức chuyên ngành này. Tất cả cứ như từ trên trời rơi xuống và mâu thuẫn ngay trong nội dung của nó. Chính người Hán cũng chỉ biết ứng dụng theo phương pháp đã ghi nhận trong sách vở và họ cũng không giải thích được, đã chứng tỏ điều này. Trấn yểm trong phong thủy, chính là một chuyên ngành của môn Phong Thủy Lạc Việt, cùng với các yếu tố tương tác khác là Huyền không, Bát trạch....vv... Đó cũng là lý do mà những người giỏi trấn yểm, hoặc chỉ học chuyên về trấn yếm, cũng làm thay đổi yếu tố tương tác tốt xấu đến đối tượng là ngôi gia và con người. Chính vì tính tế vi của "Trấn yểm" trong phong thủy, nên tôi đáng giá là một chuyên ngành cao cấp nhất và phát triển sau cùng trong các nghiên cứu về Phong Thủy của nền văn minh Atlantic đã sụp đổ trên địa cầu. Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu về Khoa "Trần Yểm" trong Phong Thủy Lạc Việt.
NGUYÊN LÝ TRẤN YẾM TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
I - NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.
I - 1: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và những khái niệm căn bản.
Anh chị em cũng biết rằng:]Thuyết Âm Dương Ngũ hành - theo quan điểm của tôi - chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ và là kết quả của một trí tuệ siêu việt, thuộc về một nền văn minh cao cấp vượt trội so với tri thức hiện đại, đã tồn tại trên trái Đất. Còn nếu chúng ta hoài nghi quan điểm này thì trên thực tế chúng ta cũng thấy rằng: Phương pháp luận của thuyết này bao trùm hầu hết mọi lịnh vực liên quan đến mọi vấn đề, mọi lĩnh vực thuộc về tri thức của nhân loại - Từ y tế (Đông y), kiến trúc xây dựng (Phong thủy), thiên văn (Thái Ất, Kỳ môn), xã hội (Kinh Dịch, Lễ ký...vv...), con người, tự nhiên...vv...không lĩnh vực nào không có các môn tương ứng và đượcc giải quyết bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Như vậy, chỉ với thực tế đó, cũng đủ cho chúng ta nhận thức được về tính ưu viết của lý thuyết này.
Trong học thuyết này thì Âm Dương là khái niệm phản ánh bản chất bao trùm của van vật. Ngũ hành chính là khái niệm phân loại đặc tính vạn vật trong sự phát triển của vũ trụ. Không vật nào nằm ngoài Ngũ hành. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại đã tạo ra những sản phẩm mới trong thực tế cuộc sống. Nhưng cũng không nằm ngoài Ngũ hành. Thí dụ: Dầu xăng - sản phẩm của khoa học hiện đại có thể xếp vào hành Mộc - do đặc tính sinh Hỏa của xăng. Trong Kinh Dịch, phần thuyết Quái truyện khi mô tả đặc tính của một quái; thí dụ như quái Càn:
Càn là trời, là cha, là đàn ông, là hoạn quan, là con ốc, là con ba ba...vv..Đó chính là sự tập hợp những sự vật, sự việc đã phân loại trong hành Âm Kim đới thủy, thuộc Hậu Thiên. Ngày nay chúng ta có thể thêm vào: Que kem, nước đá ngoài tủ lạnh...vv...đều là những vật thuộc Càn.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì có nguyên lý sinh, khắc, thừa, vũ. Cái này anh chị em chắc đều đã nắm được, nên tôi cho qua đoạn này.
Chính nguyên lý sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành là nguyên lý thứ nhất ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt. Triển khai nguyên lý này và ứng dụng vào thực tế chính là sự phân cung theo Ngũ hành và phối Hà Đồ của Hậu Thiên Lạc Việt là nguyên lý ứng dụng cụ thể.
I - 2: Nguyên lý thứ nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là nguyên lý căn để của Lý Học Đông phương trong các nguyên lý ứng dụng thuộc Hậu thiên - Tức là Quy luật cục bộ của Thái dương hệ tương tác và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trên Địa cầu. Điều này đã được chứng minh trên cơ sở tiêu chí khoa học (Chứ không phải chứng minh bằng thực chứng) về tính hợp lý của các vấn đề liên quan.Anh chị em có thể so sánh phương pháp chứng minh này với việc dùng các định đề Toán học đã được xác định để chứng minh cho một tiên đề toán học nào đó. Tức là nó mang tính thuần túy lý thuyết. Trên thực tế ứng dụng, anh chị em cũng nhận thấy tính nhất quán, sự hợp lý và hiệu quả của Phong Thủy Lạc Việt. Điều này cũng phủ hợp với việc giải mã các di sản văn hóa phi vật thể trong văn hóa dân gian Việt. Anh chị em lưu ý rằng: Sự phù hợp với việc giải mã, chứ tôi không lấy việc giải mã làm bằng chứng khoa học. Việc Phong thủy Lạc Việt lấy Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ làm nguyên lý căn để, anh chị em đã thừa nhận. Ở đây tôi chỉ nói thêm để xác định rõ hơn mà thôi.
* Trấn yểm trên cơ sở độ số và phương vị Hà Đồ.
Trong cổ thư chữ Hán thì nguyên lý căn để và xuyên suốt là Lạc Thư. Điều này là một sai lầm và tôi đã chứng minh. Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt chính là đồ hình phản ánh một thực tại khách quan và phủ hợp với mọi tiêu chí khoa học vì tính phản ánh thực tại khách quan, sự phù hợp trong việc giải thích lịch sử, tính hợp lý xuyên suốt mọi vấn đề và hiện tương khách quan và khả năng tiên tri không thay đổi.
Trên cơ sở này thì nguyên lý trần yểm của Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn căn cứ vào độ số và phương vị Ngũ hành của Hà Đồ và Hậu Thiên bát quái Lạc Việt.
I - 3: Phương pháp trấn yểm:Cơ sở khoa học của phương pháp trần yểm theo Phong Thủy Lạc Việt chính là hiệu ứng tương tác trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trên cơ sở này, chúng ta lý luận rằng: Với một vật thể cân đối và phủ hợp với tính chất của nó (Xấu, hoặc tốt) - thì - nếu chúng ta thêm, hoặc bớt làm thay đổi cấu trúc của nó sẽ thay đối bản chất của nó.
Trên cơ sở này, người xưa đã căn cứ vào nguyên lý sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành và tạo ra một phương pháp trần yểm trong phong thủy. Phương pháp trấn yểm đôi khi rất đơn giản, nhưng có hiệu quả cao. Điều này đã cho thấy sự sâu sắc của tiền nhân cùng khối tri thức vô cùng đồ sộ và uyên bác, mới có thể ứng dụng một cách tế vi như vậy. Việc trấn yểm không giới hạn chỉ ở trong một ngôi gia, một cuộc đất mà còn trên cả một vùng đất hoặc vùng đô thị, hoặc quốc gia. Những truyền thuyết như "cột đồng Mã Viện" về một cuộc trấn yểm mang tầm cỡ quốc gia, hoặc như của Cao Biền về kinh đô Thăng Long....Ở thời hiện đại chính là sự thiết kế cái nhẫn phong thủy nổi tiếng ở Singapo là những thí dụ cho việc trấn yểm mang tầm cỡ vĩ mô. Chúng ta có thể hiểu rằng: Sự thay đổi điều kiện môi trường sẽ tác động tốt hoặc xấu với chúng ta theo nguyên lý tương tác. Phong thủy chính là bộ môn khoa học nghiên cứu các qui luật tương tác ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Phong thủy có những tiêu chí cho việc chọn đất, thiết kế xây dựng đô thị, nhà ở. Nó không phải kỹ thuật kiến trúc, xây dựng và không phủ nhận hoặc mâu thuẫn với kỹ thuật kiến trúc, xây dựng. Trấn yểm trong phong thủy Lạc Việt, chính là một ngành học trong bộ môn Phong thủy Trấn: Đè lên thuộc Dương. Yểm: Chôn xuống, dấu đi thuộc Âm.
Theo nguyên lý: Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm thì "Trấn" (Dương) thường dùng độ số Âm và "Yểm" (Âm) thường dùng độ số Dương. Tuy nhiên, mỗi hoàn cảnh cụ thể lại có những tiêu chí khác cụ thể. Tôi chỉ trình bày nguyên lý chung.
I -3-1 : Theo Bát Trạch:
Các phương vị tốt xấu của Bát trạch đã được học phải căn cứ trên phương vị Ngũ hành của Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt với những tiêu chí đã học.
Thí dụ: Nhà hướng Tây.
Ta thấy: Phương Tây thuộc Kim. Độ số 9. Đồng hành là 4 số Âm.
- Làm vượng hướng yểm dưới đất thì dùng độ số của nó là 9 (Phục vị).
- Phục hồi phương vị bị khuyết hãm (Thí dụ như lấp hầm, hố...vv..) yểm dưới đất dùng độ số là 4 (Nhằm cân bằng Âm Dương).
- Khắc chế phương vị xấu dùng độ số cùa hành làm cho phương vị đó bị sinh xuất theo nguyên lý Ngũ hành. Thí dụ: "Yểm 11" vỏ sò (Thuộc hành Thủy phương Bắc để Tây Kim sinh xuất Thủy).
Hoặc khắc chế hành đó. Thí dụ: Dùng 7 quả cầu màu đỏ (Đá đỏ, nhựa đỏ...vv...).
Tóm lại:
Trấn yểm thuộc tính của phương vị sẽ tùy phương pháp thuộc Dương hay Âm. Nếu trấn thuộc Dương thì dùng độ số Âm và yểm thuộc Âm sẽ dùng độ số Dương cùng hành. Nếu sinh xuất phương vị thì tùy theo cung Dương hay Âm để dùng độ số hành cần sinh xuất hoặc sinh nhập để quyết định số Âm hay Dương. Số Dương của phương vị cần tác động thì dùng Dương, số Âm thì dùng Âm theo nguyên lý Dương tương tác Dương, Âm tương tác Âm.
I - NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN.
I - 1: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và những khái niệm căn bản.
Anh chị em cũng biết rằng:]Thuyết Âm Dương Ngũ hành - theo quan điểm của tôi - chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ và là kết quả của một trí tuệ siêu việt, thuộc về một nền văn minh cao cấp vượt trội so với tri thức hiện đại, đã tồn tại trên trái Đất. Còn nếu chúng ta hoài nghi quan điểm này thì trên thực tế chúng ta cũng thấy rằng: Phương pháp luận của thuyết này bao trùm hầu hết mọi lịnh vực liên quan đến mọi vấn đề, mọi lĩnh vực thuộc về tri thức của nhân loại - Từ y tế (Đông y), kiến trúc xây dựng (Phong thủy), thiên văn (Thái Ất, Kỳ môn), xã hội (Kinh Dịch, Lễ ký...vv...), con người, tự nhiên...vv...không lĩnh vực nào không có các môn tương ứng và đượcc giải quyết bằng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Như vậy, chỉ với thực tế đó, cũng đủ cho chúng ta nhận thức được về tính ưu viết của lý thuyết này.
Trong học thuyết này thì Âm Dương là khái niệm phản ánh bản chất bao trùm của van vật. Ngũ hành chính là khái niệm phân loại đặc tính vạn vật trong sự phát triển của vũ trụ. Không vật nào nằm ngoài Ngũ hành. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại đã tạo ra những sản phẩm mới trong thực tế cuộc sống. Nhưng cũng không nằm ngoài Ngũ hành. Thí dụ: Dầu xăng - sản phẩm của khoa học hiện đại có thể xếp vào hành Mộc - do đặc tính sinh Hỏa của xăng. Trong Kinh Dịch, phần thuyết Quái truyện khi mô tả đặc tính của một quái; thí dụ như quái Càn:
Càn là trời, là cha, là đàn ông, là hoạn quan, là con ốc, là con ba ba...vv..Đó chính là sự tập hợp những sự vật, sự việc đã phân loại trong hành Âm Kim đới thủy, thuộc Hậu Thiên. Ngày nay chúng ta có thể thêm vào: Que kem, nước đá ngoài tủ lạnh...vv...đều là những vật thuộc Càn.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì có nguyên lý sinh, khắc, thừa, vũ. Cái này anh chị em chắc đều đã nắm được, nên tôi cho qua đoạn này.
Chính nguyên lý sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành là nguyên lý thứ nhất ứng dụng trong Phong Thủy Lạc Việt. Triển khai nguyên lý này và ứng dụng vào thực tế chính là sự phân cung theo Ngũ hành và phối Hà Đồ của Hậu Thiên Lạc Việt là nguyên lý ứng dụng cụ thể.
I - 2: Nguyên lý thứ nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là nguyên lý căn để của Lý Học Đông phương trong các nguyên lý ứng dụng thuộc Hậu thiên - Tức là Quy luật cục bộ của Thái dương hệ tương tác và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trên Địa cầu. Điều này đã được chứng minh trên cơ sở tiêu chí khoa học (Chứ không phải chứng minh bằng thực chứng) về tính hợp lý của các vấn đề liên quan.Anh chị em có thể so sánh phương pháp chứng minh này với việc dùng các định đề Toán học đã được xác định để chứng minh cho một tiên đề toán học nào đó. Tức là nó mang tính thuần túy lý thuyết. Trên thực tế ứng dụng, anh chị em cũng nhận thấy tính nhất quán, sự hợp lý và hiệu quả của Phong Thủy Lạc Việt. Điều này cũng phủ hợp với việc giải mã các di sản văn hóa phi vật thể trong văn hóa dân gian Việt. Anh chị em lưu ý rằng: Sự phù hợp với việc giải mã, chứ tôi không lấy việc giải mã làm bằng chứng khoa học. Việc Phong thủy Lạc Việt lấy Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ làm nguyên lý căn để, anh chị em đã thừa nhận. Ở đây tôi chỉ nói thêm để xác định rõ hơn mà thôi.
* Trấn yểm trên cơ sở độ số và phương vị Hà Đồ.
Trong cổ thư chữ Hán thì nguyên lý căn để và xuyên suốt là Lạc Thư. Điều này là một sai lầm và tôi đã chứng minh. Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt chính là đồ hình phản ánh một thực tại khách quan và phủ hợp với mọi tiêu chí khoa học vì tính phản ánh thực tại khách quan, sự phù hợp trong việc giải thích lịch sử, tính hợp lý xuyên suốt mọi vấn đề và hiện tương khách quan và khả năng tiên tri không thay đổi.
Trên cơ sở này thì nguyên lý trần yểm của Phong Thủy Lạc Việt hoàn toàn căn cứ vào độ số và phương vị Ngũ hành của Hà Đồ và Hậu Thiên bát quái Lạc Việt.
I - 3: Phương pháp trấn yểm:Cơ sở khoa học của phương pháp trần yểm theo Phong Thủy Lạc Việt chính là hiệu ứng tương tác trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trên cơ sở này, chúng ta lý luận rằng: Với một vật thể cân đối và phủ hợp với tính chất của nó (Xấu, hoặc tốt) - thì - nếu chúng ta thêm, hoặc bớt làm thay đổi cấu trúc của nó sẽ thay đối bản chất của nó.
Trên cơ sở này, người xưa đã căn cứ vào nguyên lý sinh khắc thừa vũ của Ngũ hành và tạo ra một phương pháp trần yểm trong phong thủy. Phương pháp trấn yểm đôi khi rất đơn giản, nhưng có hiệu quả cao. Điều này đã cho thấy sự sâu sắc của tiền nhân cùng khối tri thức vô cùng đồ sộ và uyên bác, mới có thể ứng dụng một cách tế vi như vậy. Việc trấn yểm không giới hạn chỉ ở trong một ngôi gia, một cuộc đất mà còn trên cả một vùng đất hoặc vùng đô thị, hoặc quốc gia. Những truyền thuyết như "cột đồng Mã Viện" về một cuộc trấn yểm mang tầm cỡ quốc gia, hoặc như của Cao Biền về kinh đô Thăng Long....Ở thời hiện đại chính là sự thiết kế cái nhẫn phong thủy nổi tiếng ở Singapo là những thí dụ cho việc trấn yểm mang tầm cỡ vĩ mô. Chúng ta có thể hiểu rằng: Sự thay đổi điều kiện môi trường sẽ tác động tốt hoặc xấu với chúng ta theo nguyên lý tương tác. Phong thủy chính là bộ môn khoa học nghiên cứu các qui luật tương tác ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Phong thủy có những tiêu chí cho việc chọn đất, thiết kế xây dựng đô thị, nhà ở. Nó không phải kỹ thuật kiến trúc, xây dựng và không phủ nhận hoặc mâu thuẫn với kỹ thuật kiến trúc, xây dựng. Trấn yểm trong phong thủy Lạc Việt, chính là một ngành học trong bộ môn Phong thủy Trấn: Đè lên thuộc Dương. Yểm: Chôn xuống, dấu đi thuộc Âm.
Theo nguyên lý: Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm thì "Trấn" (Dương) thường dùng độ số Âm và "Yểm" (Âm) thường dùng độ số Dương. Tuy nhiên, mỗi hoàn cảnh cụ thể lại có những tiêu chí khác cụ thể. Tôi chỉ trình bày nguyên lý chung.
I -3-1 : Theo Bát Trạch:
Các phương vị tốt xấu của Bát trạch đã được học phải căn cứ trên phương vị Ngũ hành của Hà Đồ và Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt với những tiêu chí đã học.
Thí dụ: Nhà hướng Tây.
Ta thấy: Phương Tây thuộc Kim. Độ số 9. Đồng hành là 4 số Âm.
- Làm vượng hướng yểm dưới đất thì dùng độ số của nó là 9 (Phục vị).
- Phục hồi phương vị bị khuyết hãm (Thí dụ như lấp hầm, hố...vv..) yểm dưới đất dùng độ số là 4 (Nhằm cân bằng Âm Dương).
- Khắc chế phương vị xấu dùng độ số cùa hành làm cho phương vị đó bị sinh xuất theo nguyên lý Ngũ hành. Thí dụ: "Yểm 11" vỏ sò (Thuộc hành Thủy phương Bắc để Tây Kim sinh xuất Thủy).
Hoặc khắc chế hành đó. Thí dụ: Dùng 7 quả cầu màu đỏ (Đá đỏ, nhựa đỏ...vv...).
Tóm lại:
Trấn yểm thuộc tính của phương vị sẽ tùy phương pháp thuộc Dương hay Âm. Nếu trấn thuộc Dương thì dùng độ số Âm và yểm thuộc Âm sẽ dùng độ số Dương cùng hành. Nếu sinh xuất phương vị thì tùy theo cung Dương hay Âm để dùng độ số hành cần sinh xuất hoặc sinh nhập để quyết định số Âm hay Dương. Số Dương của phương vị cần tác động thì dùng Dương, số Âm thì dùng Âm theo nguyên lý Dương tương tác Dương, Âm tương tác Âm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét