Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

BÀI 12 BÁT TRẠCH LẠC VIỆT (TIẾP)

III - NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA BẢNG LẬP THÀNH CUNG PHY TỪ PHONG THỦY LẠC VIỆT

Như trong các bài giảng trước, tôi luôn khẳng định với anh chị em rằng:
Những cái gọi là "trường phái" trong Phong Thủy có nguồn gốc từ sách Hán cổ thực chất chỉ là sự phát hiện rời rạc những giá trị của nền văn hiến Việt cổ, sụp đổ ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Cái gọi là phái Bát trạch phát hiện từ đời Hậu Hán và cái gọi là Huyền Không thì từ đầu thời Đường và phát triển mạnh vào Minh Thanh. Hay nói cách khác:
Phái Huyền Không ra đời sau Bát trạch tring lịch sử văn minh Hán.
Nhưng bài viết đưới đây minh chứng với anh chị em rằng: 
Nguyên lý tìm cung phi trong Bát trạch lại chính là phương pháp của Phi tinh Huyền Không mà anh chị em sẽ học sau này.

Trong phương pháp phi tinh 
Huyền Không phong thủy thì tùy theo năm sinh của người Nam hay nữ trong 60 hoa giáp sẽ ứng với một Quái do phương pháp phi tinh của Huyền Không tạo ra.

Trong sách có nguồn gốc Hán thì người ta phi cung trên 
Cửu Cung Lạc Thư.
Trong phong thủy Lạc Việt phi tinh trên
 Cửu cung Hà Đồ.

Trước hết chúng ta xem hình Hà Đồ cửu cung ứng với Bát quái Lạc Việt như sau:


Phương pháp phi tinh trên cửu cung ứng với 60 năm hoa giáp. Bởi vậy chúng có một chu kỳ là 180 năm. Đó chính là bội số chung của nhỏ nhất của 9 và 60. Trong 180 năm này lại chia làm thượng, trung, hạ nguyên.

Người Nam thuộc Dương phi nghịch là Âm. Người nữ thuộc Âm phi thuận là Dương.

Phương pháp phi tinh như sau:

Người Nam phi nghịch:

* Bắt đầu năm Giáp tý thương nguyên 1864 là năm thứ nhất (*). Người nam sinh năm này nằm ở cung Khảm số 1.
Gọi là: Phi cung Khảm. Thuộc Đông tứ cung.

* Năm Ất Sửu là năm thứ 2 . Phi tinh nghịch tới cung số 9 trên Hà Đồ, tức cung Đoài. Người Nam sinh năm này nằm ở cung Đoài.
Gọi là: Phi cung Đoài. Thuộc Tây tứ cung

Lưu ý:
Trong sách Hán thì do phi cung trện Lạc Thư nên cung số 9 ứng với cung Ly. Vì vậy người sinh năm này thuộc Đông tứ cung. 


* Năm Bính Dần là năm thứ 3. Phi nghịch tới cung số 8 trên Hà Đồ, tức cung Cấn. Người nam sinh năm này nằm ở cung Cấn.
Gọi là: Phi cung Cấn. Thuộc Tây Tứ cung.

* Năm Đinh Mão là năm thứ 4. Phi nghịch tới cung số 7 trên Hà đồ, tức cung Ly. Người nam sinh năm này nằm ở cung Ly.
Gọi là: Phi cung Ly. Thuộc Đông tứ cung.

Lưu ý:
Trong sách Hán do phi cung trên Lạc thư nên cung số 7 ứng với cung Đoài. Vì vậy người sinh năm này ứng với cung Đoài, thuộc Tây tứ cung.


* Năm Mậu Thìn là năm thứ 5. Phi nghịch tới cung số 6 trên Hà Đồ, tức cung Càn. Người Nam sinh năm này nằm ở cung Càn.
Gọi là: Phi cung Càn, thuộc Tây tứ cung.

* Năm Kỷ Tỵ là năm thứ 6. Phi nghịch tới trung cung số 5 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này thuộc cung Khôn.
Gọi là: Phi cung Khôn, thuộc Tây tứ cung.
Lưu ý đặc biệt:
Trong phong thủy tại trung cung ứng với hai quái là:
Khôn và Cấn .
Trong đó quái Khôn ứng với người nam và quái Cấn ứng với người nữ. Đây là điều đặc biệt khác với tất cả mọi ứng dụng khác liên quan với bát quái là: Càn ứng với người nam và Khôn ứng với nữ. Điều này tôi đã phân tích kỹ trong sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch". Anh chị em quan tâm có thể chép lại từ trang chủ của web lyhocdongphuong.org.vn về tham khảo.

* Canh Ngọ là năm thứ 7. Phi nghịch tới cung số 4 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này thuộc cung Tốn.
Gọi là: Phi cung Tốn, thuộc Đông tứ cung.

* Năm Tân Mùi là năm thứ 8. Phi nghịch tới trung cung số 3 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này thuộc cung Chấn.
Gọi là: Phi cung Chấn, thuộc Đông tứ cung.

* Năm Nhâm Thân là năm thứ 9. Phi nghịch tới cung số 2 trên Hà Đồ. Người Nam sinh năm này thuộc cung Khôn.
Gọi là: Phi cung Khôn, thuộc Tây tứ cung.

Chú ý:
1) Năm Quí Dậu trở lại cung số 1 là cung Khảm và chu kỳ lặp lại.
2) Người nữ phi thuận (Phi tới cung tăng dần theo độ số), Năm Giáp Tý thương nguyên bắt đầu từ Cấn trung cung tiến tới mỗi năm một cung: Ất Sửu - Càn 6......

Anh chị em thân mến.
Qua nguyên lý và phương pháp lập thành bảng cung phi ứng dụng trong bát trạch, chung ta thấy rất rõ phương pháp Bát Trạchvà Huyền không có liên hệ với nhau rất chặt chẽ trong phương pháp ứng dụng. Nếu không có phương pháp phi tinh này của Huyền Không thì không thể định tính phân loại cung phi theo tuổi để ứng dụng trong Bát trạch. Nhưng trong cổ thư chữ Hán thì "Bát trạch" và "Huyền không" lại là hai trường phái không liên quan gì đến nhau và được các thánh nhân Hán "trực ngộ tâm linh" "sáng tạo" ở hai thời kỳ cách xa nhau trong lịch sử văn minh Hán. Các thầy theo phái Bát trạch thì chê Huyền Không là mơ hồ (Nên mới gọi là Huyền), còn các thầy Huyền Không thì chê Bát trạch là ấu trĩ.
Điều này cho thấy 
Phong thủy chính là một phương pháp thống nhất các yếu tố tương tác, được ứng dụng nhằm giúp ích cho con người và nguồn gốc thuộc về văn hiến Lạc Việt - một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương tử. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ứng dụng phương pháp thích hợp.

Nhiều người cho rằng:
Phong thủy Lạc Việt - dựa trên nguyên lý căn để là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ không thể dung hòa với các phương pháp khác và sẽ mâu thuẫn giữa các phương pháp giảng của các giảng viên khác không theo quan niệm này. Nhưng đó chỉ là những ý kiến sai lầm. Họ chỉ là những người ứng dụng thuần túy và không hiểu nhiều về những nghiên cứu mang tính lý thuyết. Thực tế và lý luận trong các bài học tiếp theo sẽ chứng tỏ điều này
-----------------------
* Chú thích:
Việc chọn năm 1864 là năm Giáp Tý thượng nguyên có liên quan nguồn gốc từ năm Giáp Tý thượng cổ. Hiện nay trong các sách liên quan đến Thái Ất , người ta vẫn còn tranh luận về năm nào là năm Giáp Tý thượng cổ - để làm mốc chuẩn tính Thái Ất .
Anh chị em nào nghiên cứu Thái Ất có thể lấy mốc chuẩn này của Phong thủy 1864 là năm Giáp Tý thương Nguyên tính ngược lên để đối chiếu, minh xác năm Giáp Tý thượng cổ.

IV - PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHANH CUNG PHI THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT
Ngoài cách tra bảng như tôi đã trình bày ở trên, bài viết dưới đây giúp anh chị em có một phương pháp tính nhanh tìm cung phi cho gia chủ ứng dụng trong phương pháp "Bát trạch Lạc Việt".

Cách tính cung PHI :

Chúng ta lấy năm sinh Dương lịch của gia chủ

- Thí dụ I:

Gia chủ sinh 1949
Bước 1: Cộng tất cả các số có trong năm sinh: 1 + 9 + 4 + 9 = 23.
Bước 2: Tiếp tục cộng các số còn lại cho đến khi nhỏ hơn 10: 2 +3 = 5.
Bước 3: Lấy 5 - 1 = 4

I - 1: Đối với cung phi của người Nam:
Ta lấy 10 -4 = 6.
Số 6 trên Hà Đồ là cung Càn. Vậy người Nam sinh năm 1949 là có cung phi là Càn.

I - 2: Đối với cung phi của người Nữ:
Sau khi tính được cung phi của người nam, ta lấy 15 - số cung phi Nam = Số cung phi người Nữ.
Trong thí dụ trên cụ thể là:
15 - 6 = 9.
Số 9 trên Hà Đồ là cung Đoài.
Vậy người nữ sinh năm 1949 có cung phi là Đoài.

Thí dụ II:

Gia chủ sinh năm 1987 .
Theo công thức trên
Cung Phi Nam = 10 – [(1 + 9 + 8 + 7) – 1] = 10 – [25 - 1] = 10 – [2 + 4] = 10 – 6 = 4
Cung Phi Nữ = 15 – Cung Phi Nam = 15 – 4 = 11 = 1+1 = 2
Vậy số chủ vận của bạn nam là 4 (cung TỐN) , của bạn nữ là 2 (cung KHÔN)

Thí dụ III: 

Gia chủ sinh năm 2001
Theo công thức trên
Cung Phi Nam = 10 – [(2 + 0 + 0 +1) - 1] = 10 – (3 - 1) = 10 – 2 = 8
Cung Phi Nữ = 15 – 8 = 7
Vậy số chủ vận của nam là 8 (cung CẤN trên Hà Đồ), của bạn nữ là 7 (cung LY)

Đến đây , khi các bạn đã biết số chủ vận của gia chủ rồi thì theo bảng sau sẽ biết mình thuộc nhóm Trạch nào:Các số 1 Khảm - 3 Chấn - 7 Ly - 4 Tốn thuộc Đông Tứ trạch
Các số 8 Cấn - 6 Càn - 2 Khôn - 9 Đoài thuộc Tây Tứ trạch.


Nếu kết quả cuối cùng là số 5 thì nam thuộc cung 
KHÔN, nữ thuộc cung CẤN
Đây cũng là 1 cách tính nhanh phi cung Thiên Luân hay áp dụng :

1975, chỉ lấy 2 số cuối : 7 + 5 = 12, 1+ 2 = 3

Nữ : 3 + 5 =8 -> Cấn
Nam : 10-3=7 -> Ly

Từ năm 2000 trở đi

vd : sn 2010, 1+0=1

Nam : 9-1=8 -> Cấn
Nữ : 1+6=7 ->Ly

Lưu ý: Trường hợp sinh đầu năm Dương lịch, nhưng chưa hết năm Âm lịch thì tính trừ đi một Năm. Thí dụ:
Sinh đầu 1979. Nhưng còn trong tháng 12 Âm năm Mậu Ngọ thì tính năm 1978.


PHÂN 24 SƠN HƯỚNG TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

Trong Phong thủy ứng dụng chung cho cách phương pháp ứng dụng gồm: Bát trạch, Cấu trúc hình thể (Dương trạch tam yếu), Huyền không, Loan đầu...đều có cùng một cách phân chia phương hướng như nhau. Điều này là một bằng chứng nữa chứng tỏ chúng phải có cùng một nguyên lý lý thuyết căn để và thống nhất. Đây chính là một bằng chứng nữa chứng tỏ rằng: Phong thủy là một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh từ một nguyên lý căn để duy nhất - Với chúng ta đó là "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - hoàn toàn không phải như những phương pháp rời rạc, mâu thuẫn, mơ hồ và sai lệch như trong cổ thư Hán.
V-I - 24 SƠN HƯỚNG TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT

Trong phong thủy Lạc Việt cũng chia phương vị gồm tám cung mà tôi đã trình bày ở trên. Tám cung đó tính từ Càn thuận chiều kim đồng hồ là:
CÀN
KHẢM
CẤN
CHẤN
KHÔN
LY
TỐN
ĐOÀI




Mỗi cung như vậy quản 45 độ trên Địa bàn 360 độ.

Mỗi cung như vậy lại chia làm 3 sơn. Mỗi sơn quản 15 độ. Tên gọi của các sơn lần lượt như sau:

1: Càn gồm ba sơn Tuất - Càn - Hợi.
2: Khảm  gồm ba sơn Nhâm - Tý - Quý.

3: Cấn  gồm ba sơn Sửu - Cấn - Dần.
4: Chấngồm ba sơn Giáp - Mão - Ất.

5: Khôngồm ba sơn Thìn - Khôn - Tỵ.
6: Lygồm ba sơn Bính - Ngọ - Đinh.
7: Tốngồm ba sơn Mùi - Tốn - Thân.
8: Đoàigồm ba sơn Canh - Dậu - Tân.


Như vậy chúng ta thấy rằng: 
Trong 24 sơn này gồm đủ 12 con giáp từ Tý đến Hợi bố trí thuận theo chiều kim đồng hồ - hoàn toàn phù hợp với chiều tương sinh của Ngũ Hành trên Hà Đồ. Đây là một bằng chứng sắc sảo nữa để thấy sự sai lệch trong cổ thư chữ Hán khi họ phối 12 sơn hương theo chiều tương sinh của ngũ hành trên Lạc Thư vốn thể hiện ngũ hành tương khắc theo chiều ngược. Đây là một bằng chứng hiển nhiên minh chứng một cách sắc sảo rằng: 


Nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến chính là nguồn gốc đích thực của sự ứng dụng của tất cả các môn ứng dụng trong nguyên lý học thuật cổ Đông phương và nền văn hiến Việt là cội nguồn của nền văn minh Đông phương.

Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:





Chúng ta đều biết rằng:
Hợi Tý Nhâm Quý thuộc Thủy - Màu xanh dương; 
Giáp Ất Dần Mão thuộc Mộc - Màu xanh lá cây; 
Tỵ Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa - Màu đỏ; 
Thân Canh Dậu Tân thuộc Kim - Màu trắng, 


V-II - NGUYÊN TẮC PHÂN SƠN HƯỚNG



Nguyên tắc phân sơn hướng như sau:
* Ở 4 phương chính

(Tứ chính) là Bắc (Khảm) - Đông (Chấn) - Nam (Ly) và Tấy (Đoaì) thì tứ chính quái là Khảm, Chấn, Ly, Đoài đểu ẩn thay bằng tứ vượng của Đia chi là: Tý (Thủy thay cho Khảm), Mão (Mộc thay cho Chấn); Ngọ (Hỏa thay cho Ly) và Dậu (Kim thay cho Đoaì). Đấy là các sơn chính hướng Bắc , Đông, Nam, Tây. Các sơn phụ (Tả hưũ) của 4 sơn chính hướng này dùng Thiên Can cùng hành đi kèm theo chiều thuận là:
1) Phương Khảm ẩn thay bằng Tý - chính Bắc . 
Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Tý thủy, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Nhâm - Tý - Quý.
2) Phương Chấn ẩn thay bằng Mão - chính Đông. 
Có hai sơn tả hữu là Thiên can cùng hành Mão Mộc, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Giáp - Mão - Ất .
3) Phương Ly ẩn thay bằng Ngọ - chính Nam
Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Ngọ Hỏa, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Bính - Ngọ - Đinh
4) Phương Đoài ẩn thay bằng Dậu - chính Tây 
Có hai sơn tả hữu là Thiên Can cùng hành Dậu Kim, phụ hai bên theo chiều kim đồng hồ là: Canh - Dậu - Tân.
* Ở 4 phương phụ (Tứ di) là: 

Tây Bắc (Càn), Đông Bắc (Cấn); Đông Nam (Khôn); Tây Nam (Tốn). Tại bốn phương tứ di thì sơn chính phương (Ở giưã) đều do tứ di quái quản, hai sơn Tả hữu chính là các địa chi đặt tiếp theo vào các sơn tả hữu của tứ di quái - kể từ chi Tý chính Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ - cho đến hết 12 địa chi. Thí dụ Chính Bắc là : Nhâm -  - Quý . Tiếp theo sẽ địa chi Sửu - Dần phụ hai bên là:
1) Phương Cấn: Địa chi phụ hai bên là Sửu - 
Cấn - Dần . Đông Bắc. Địa chi tiếp theo là Giáp - Mão - Ất.

2) Phương Khôn: Điạ chi phụ hai bên là Thìn - 
Khôn - Tỵ . Đông Nam. Địa chi tiếp theo chính Nam: Bính - Ngọ - Đinh.

3) Phương Tốn: Địa chi phụ hai bên tiếp theo : Mùi - 
Tốn - Thân. Tây Nam. Địa chi tiếp theo là chính Tây: Canh - Dậu - Tân.

4) Phương Càn: Địa chi phụ hai bên là Tuất - 
Càn - Hơị.

Như vậy đủ 12 Địa chi.

Trên đây là nguyên tắc lập thành và tên gọi của 24 sơn hướng . Có hai thiên can thuộc Thổ không tham gia lập thành 24 sơn hướng trên là 
Mậu Kỷ . Sở dĩ vâỵ, vì Mậu Kỷ thuộc thổ ứng với thiên bàn nhập trung cung ứng với hai số trên Hà Đồ là 5/ 10. Ứng với hai quái dùng trong phong thủy là Khôn (Dương thổ) và Cấn (Âm thổ).
So sánh với hình Hà Đồ và Hậu Thiên Lạc Việt chúng đều trùng khớp một cách hoàn hảo. Nhưng với Lạc Thư thì không thể.
PHÂN ĐỘ TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT
Riêng trong phương pháp lý khí các phương còn được chia nhỏ thành phân độ. Mỗi phân độ chiếm chỉ 5 độ trên La bàn. Gọi là 72 phân kim ứng với 72 Địa sát trên toàn Thiên Bàn. Trong phương pháp Bát trạch chỉ dùng 24 sơn hướng.
Ngoài ra các vòng La Kinh còn chia 60 phân mạch Bảo châu. Mỗi phân mạch Bảo châu chiếm 6 độ Địa bàn.

1 nhận xét: